Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh sản của lợn nái Landrace

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái landrace, yorkshire và doroc nuôi tại xí nghiệp giống gia súc thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh sản của lợn nái Landrace

Landrace

Khả năng sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố trong đó phải kể đến yếu tố năm, lứa đẻ và yếu tố mùa vụ. Để phân tích xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó, chúng tôi tiến hành theo dõi trên đàn lợn nái Landrace sinh sản của xí nghiệp Giống gia súc Thuận Thành. Kết quả phân tích được thể hiện tại bảng 4.1.

Bảng 4.1 Mức độảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace

Yếu tố ảnh hưởng Chỉ tiêu

Lứa Năm Mùa vụ

Tuổi phối lần đầu - NS *

Tuổi đẻ lứa đầu - NS *

Khoảng cách lứa đẻ *** * NS

Số con đẻ ra/ổ NS *** **

Số con đẻ ra sống/ổ NS NS *

Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ NS *** NS

Số con để nuôi/ổ NS ** *

Khối lượng sơ sinh/ổ NS NS *

Khối lượng sơ sinh/con * NS NS

Thời gian nuôi con NS ** NS

Số con cai sữa/ổ NS ** NS

Tỷ lệ sống đến cai sữa/ổ * NS **

Khối lượng cai sữa/ổ NS NS NS

Khối lượng cai sữa/con *** ** ***

Thời gian chờ phối *** ** NS

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, lứa đẻ không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu: số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, tỷ lệ sơ sinh sống, số con để nuôi, khối lượng sơ sinh/ổ, thời gian nuôi con, số con cai sữa, khối lượng cai sữa/ổ với mức ý nghĩa thống kê (P>0,05). Yếu tố lứa đẻ lại ảnh hưởng đến chỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ, thời gian chờ phối và khối lượng cai sữa/con rất rõ rệt với mức ý nghĩa thống kê (P<0,001), tỷ lệ sống đến cai sữa và khối lượng sơ sinh/con chịu ảnh hưởng ở mức (P<0,05). Nhận xét này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Koketsu và Annor (1997) [74] cho rằng yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng đến thời gian từ cai sữa đến phối giống có chửa lứa tiếp theo.

Yếu tố năm không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu: tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng sơ sinh/con, tỷ lệ sống đến cai sữa, khối lượng cai sữa/ổ,(P>0,05). Các chỉ tiêu như số con đẻ ra, tỷ lệ sơ sinh sống bị ảnh hưởng bởi yếu tố năm ở mức (P<0,001). Chỉ tiêu khoảng cách lứa, bị ảnh hưởng ở mức (P<0,05). Số con để nuôi/ổ, thời gian nuôi con, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con và thời gian chờ phối chịu ảnh hưởng ở mức (P<0,01). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1999) [6] cho rằng yếu tố năm không ảnh hưởng rõ ràng đến khoảng cách lứa đẻ, theo chúng tôi sở dĩ có kết quả như vậy là do chế độ chăn sóc và nuôi dưỡng của từng năm khác nhau do tác động của các tiến bộ kỹ thuật, khả năng đầu tư và quản lý... của cơ sở thay đổi qua các năm.

Yếu tố mùa vụ không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như: khoảng cách lứa đẻ, tỷ lệ sơ sinh sống, khối lượng sơ sinh/con, số ngày cai sữa, thời gian chờ phối, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ (P>0,05). Nhưng lại ảnh hưởng đến các chỉ tiêu: tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra sống/ổ, số con đẻ ra để nuôi, khối lượng sơ sinh/ổ ở mức độ (P<0,05) còn các chỉ tiêu như số con đẻ ra/ổ, tỷ lệ sống đến cai sữa chịu ảnh hưởng với mức (P<0,01), khối lượng cai sữa/con ở mức (P<0,001). Kết quả này phù

hợp với nghiên cứu của Adlovic và cộng sự (1983) [51 ] cho rằng mùa vụ liên quan tới tỷ lệ thụ thai thể hiện ở sự giảm sút 10% khi phối giống lợn ở các tháng 6, 7, 8 so với tháng 11, 12 trong năm và cũng phù hợp với nhận định của các tác giả khác cho biết vào mùa hè nhiệt độ trên 300C thì sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai và tăng tỷ lệ chết phôi, số con đẻ ra/ lứa thấp. Nếu nhiệt độ thấp quá ở mùa đông ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát dục của đàn con, tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hoá và hô hấp cao.

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái landrace, yorkshire và doroc nuôi tại xí nghiệp giống gia súc thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)