Điệu bộ khi thuyết trình

Một phần của tài liệu Bí mật một trí nhớ siêu phàm (Trang 145 - 148)

Không có sự khác biệt lớn giữa một diễn viên rạp hát và một người thuyết trình. Họ đều biểu diễn trước khán giả. Họ phải làm sao cho khán giả hiểu được họ là ai và nhân vật của họ thế nào. Và họ làm điều này thông qua diễn xuất. Họ cần nhớ được thời điểm chính xác phải lên giọng, mỉm cười, dừng lại, di chuyển và bắt chéo tay. Diễn viên sử dụng các hành vi cường điệu; đặc biệt là giọng nói, cử động của tay, điệu cười hoang dã và trái tim

mềm yếu. Người thuyết trình cũng là một diễn viên. Nếu họ không làm được như vậy thì thật tẻ nhạt.

Nhưng trái ngược với các diễn viên rạp hát, người thuyết trình phải cố gắng không diễn xuất quá phóng đại. Khi bài thuyết trình dường như quá ấn tượng, nó sẽ bị coi là giả tạo, còn người thuyết trình sẽ bị coi là không thật và không đáng tin cậy.

Mark Twain nói rằng ông phải dành ít nhất ba tiếng để chuẩn bị cho một bài giảng trong vòng 10 phút. Mọi sự thay đổi trong giọng nói, cử chỉ, di chuyển đều được ông chuẩn bị kỹ càng.

Như chúng ta vừa nói, không cần phải có một kế hoạch tỉ mỉ vì không cần phải nhớ từng từ ngữ cụ thể hay điệu bộ, cử chỉ nào đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta không phải là những diễn viên có năng khiếu bẩm sinh thì chúng ta cần dùng đến sự giúp đỡ của các móc treo.

Lấy ví dụ là bạn muốn cất cao giọng để ngụy trang cho một lý lẽ “yếu” khác thường. Bạn hãy chỉ ra những trường hợp mà bạn nghĩ cần thiết phải tạm ngừng ít phút sau một câu nói đầy ý nghĩa (loại cần phải “tiêu hóa”). Nghĩ đến khi bạn muốn gật đầu đồng ý, hãy kể một câu chuyện cười hay kết luận cho một ý kiến nào đó bằng một câu hỏi có mục đích.

Để ghi nhớ các điệu bộ cơ thể như vậy, bạn có thể thêm vào phần các hình ảnh then chốt của mình “những điệu bộ then chốt”.

Chẳng hạn Billious muốn ghi nhớ việc kết luận mức độ giảm chi phí đối với người nô lệ bằng một câu hỏi thì anh ta có thể hỏi: “Chỉ cần hai người là có thể làm cho những cánh cửa này hoạt động, thật ngạc nhiên phải không các bạn?”

Để ghi nhớ điều này, anh ta có thể tạo thêm một chìa khóa, một hình ảnh. Anh ta cũng có thể hình dung ra một câu hỏi lớn có mục đích và liên kết nó với đồ vật mà anh ta đã kết nối với những người nô lệ. Anh ta tưởng tượng rằng có những câu hỏi có mục đích màu đen được khắc ở mặt trên cùng của tủ (tủ làm bằng gỗ gụ màu đen). Các câu hỏi này thật sự không thích hợp trên một đồ vật cổ kính như vậy. Rồi trong khi thuyết trình, khi gặp hình ảnh này, anh ta sẽ nhìn thấy các nô lệ đang nâng chiếc tủ. Và từ đó, anh ta sẽ nhìn thấy các câu hỏi được khắc trên tủ. Điều này nhắc nhở anh phải nhấn mạnh điểm đáng lưu ý này.

Bạn có thể tạo ra những hình ảnh then chốt đa dạng. Đó là những hình ảnh miêu tả các điệu bộ cụ thể như:

Loa phóng thanh: nhắc bạn cần lên giọng.

Bóng đèn: nhắc bạn phải biểu hiện ra mặt rằng: “Đây là một ý tưởng tuyệt vời.”

Biểu tượng mặt cười màu vàng: nhắc bạn mỉm cười hay kể một câu chuyện vui liên quan đến chủ đề đang nói.

Bạn có thể dễ dàng thêm những điệu bộ then chốt vào các hình ảnh then chốt. Khi bạn chuẩn bị một bài thuyết trình, hãy viết ra một tờ giấy tất cả những hình ảnh và điệu bộ then chốt mà bạn muốn.

Có lẽ bạn đang do dự về khả năng ghi nhớ một số lượng lớn các từ ngữ then chốt, bạn sợ rằng bộ não của bạn không thể “quản lý” hết chúng. Đừng lo lắng! khi kết thúc bài thuyết trình, bạn sẽ ngạc nhiên vì bạn có thể nhớ tất cả sự liên kết này một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, não bạn còn có khả năng “tiếp thu” nhiều hình hình ảnh then chốt hơn nữa!

Một phần của tài liệu Bí mật một trí nhớ siêu phàm (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w