Hãy nghỉ ngơ

Một phần của tài liệu Bí mật một trí nhớ siêu phàm (Trang 117 - 119)

Bạn đã chuẩn bị một tách cà phê, ăn một chút bánh và ngồi vào bàn học trong suốt thời gian Xanh của bạn. Đừng bắt đầu bằng cách đọc tài liệu bắt buộc. Việc sử dụng não của

bạn giống như các cơ khác, cũng cần phải khởi động trước khi hoạt động với cường độ cao.

Do đó, bạn nên bắt đầu bằng các bài khởi động bộ não của bạn. Bằng cách này, bạn đã chuyển sang trạng thái học tập không quá gấp gáp vì não đã được đặt vào “chế độ học tập”. Bạn từ từ bước vào đại dương thông tin hiện hữu ngay trước mắt bạn.

Thời gian trôi qua, có thể bạn sẽ cảm thấy mình đang bơi trong một đống sách vở. Bạn đang trên một ngọn “sóng Xanh”. Mục đích của bạn là đứng vững trên ngọn sóng đó trong một khoảng thời gian bằng với một tay lướt sóng từng trải có thể giữ vững trên một ngọn sóng lớn. Sẽ không có sự khác biệt khi ngọn sóng này kéo dài trong một giờ hay bốn giờ. Nếu bạn cảm thấy mình đang “lướt” sóng một cách an toàn và trôi nhanh theo đống sách vở với một khả năng chấp nhận được, hãy duy trì điều đó.

Hãy giống như một tay lướt ván – người sẽ không làm mình văng khỏi ngọn sóng. Hãy duy trì quán tính đó càng lâu càng tốt. Đừng phá tan con sóng đó! Đừng đứng dậy để nghỉ ngơi vì “bạn đã đặt kế hoạch như vậy” hoặc vì bộ him Seinfeld đã bắt đầu trên ti vi và bạn thật sự muốn xem. Điều này sẽ làm bạn lãng phí thời gian của bạn khi phải nỗ lực để “bắt” được một con sóng mới!

Sau khi đã ở trên ngọn sóng trong một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể “ngã” vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn (một người bạn ghé thăm, hoặc điện thoại reo…). Con sóng này có thể biến bất, chúng ta đã biết, cú “ngã” đó là “giờ nghỉ” của một bài học dài. Đây là lúc để nghỉ ngơi. Đừng cố buộc mình tiếp tục vùi đầu vào sách vở vì điều đó chỉ khiến bạn thêm lãng phí thời giờ. Nỗ lực đó không hiệu quả vì sức học của chúng ta có hạn.

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, nghỉ ngơi hỗ trợ cho quá trình xử lý tài liệu học và quá trình đồng bộ hóa trí nhớ của bạn. Hơn nữa, rất cần thiết khi tăng gấp đôi thời gian nghỉ ngơi giữa hai tiết học khác nhau. Nhiều người cho rằng vùi đầu vào sách vở trong một khoảng thời gian dài sẽ có hiệu quả. Điều này hoàn toàn không đúng. Chúng ta sẽ tiếp thu nhanh hơn khi tăng thời gian nghỉ ngơi giữa một “đợt sóng” này và một “đợt sóng” khác. Hiệu quả cũng giống như một chiếc máy lọc nước vậy. Nếu nước được rót vào liên tục, nó sẽ bị tràn ra ngoài. Nguyên nhân là quá trình thẩm thấu trong máy lọc chậm hơn và có chừng mực. Nước sẽ không thấm nhanh hơn chỉ vì có nhiều nước trong bình lọc.

Như bạn đã biết, nước tương tự như thời gian học, và bình lọc tương tự như trí nhớ của chúng ta. Có nghĩa là, quá trình thẩm thấu thông tin vào trí nhớ của chúng ta là có hạn và không chịu ảnh hưởng của thời gian học. Bộ não người được cấu tạo theo một cách độc nhất vô nhị. Nó sẽ đầy thông tin trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, chúng ta cần cho não có khoảng thời gian nghỉ ngơi để thông tin có thể ngấm dần vào trí nhớ của chúng ta. Nếu chúng ta cố nhồi nhét thông tin vào, một lượng thông tin sẽ “tràn” ra ngoài. Các thông tin này sẽ không bao giờ tồn tại trong trí nhớ của chúng ta nữa!

Việc nghỉ ngơi đúng lúc và hiệu quả là rất quan trọng! Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi trong suốt một ngày hoặc sau “thời gian đỉnh điểm”, hãy nghỉ ngơi! Sau một giấc ngủ kép dài nửa tiếng hoặc lâu hơn, bình năng lượng của bạn sẽ được nạp đầy và bạn sẽ cảm thấy đầy sức sống.

Tôi hiểu rằng giấc ngủ trưa được cho là một sự lãng phí đặc biệt trong một đất nước công nghiệp bận rộn như của chúng ta. Vì vậy, hãy để tôi nói cho bạn nghe một bí mật – Winston Churchill thường xuyên ngủ trưa khi còn là Thủ tướng Anh. Thậm chí ông ấy ngủ trưa cả trong thời gian chiến tranh.

Nếu ông ấy có thể làm như vậy, mà lại mang thêm nhiều gánh nặng trên vai hơn chúng ta, vậy thì chắc chắn chúng ta cũng có thể “đánh cắp giấc ngủ” chứ.

Một phần của tài liệu Bí mật một trí nhớ siêu phàm (Trang 117 - 119)