Việc sử dụng chữ viết tắt đã tồn tại nhiều năm nay. Với nhiều lợi ích, chúng được biết đến như một sự hỗ trợ trí nhớ.
Chúng ta đều sử dụng từ: B.C (Before Christ – trước công nguyên) và A.D (After Death – sau công nguyên). Ngành công an cũng thường sử dụng những từ ngữ là viết tắt của những chữ cái đầu, ví dụ như: NYPD (New York Police Department – Công an New York), CSI (Crime Scene Investigations – điều tra hiện trường phạm tội), DA (District Attorney – công tố viên của tòa án khu vực). Thậm chí trong lời nói hàng ngày, chúng ta cũng sử dụng chữ viết tắt mà không để ý đến nó: OK (O Killed – chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới), DNA (Deoxyribonucleic Acid), PIN (Personal Identification Number – mã số cá nhân),…
Chúng ta có thể nhớ Cervantes đã viết tác phẩm Don Quixote chứ khó mà nhớ được tên đầy đủ của tác giả: Miguel de Cervantes Saavedra.
Trong hóa học, việc nhớ những cái tên dài dằng dặc của các hợp chất là điều không thể, do đó chúng ta phải sử dụng chữ viết tắt như: CO2, H2SO4,…
Một người bạn rất vui tính nói với tôi rằng, thậm chí chúng ta sử dụng chữ viết tắt cả trong tiếng lóng. Dưới đây là những câu trong từ điển lóng Anh-Anh:
Woa! (nói một cách sửng sốt) – “Đợi một phút, hãy dừng lại ngay lập tức!”
Chào buổi sáng. (nói cả khi phấn khởi lẫn bực bội) – “Chào buổi sáng! Bạn thế nào? Chúc một ngày tốt lành!” hay “Vâng, tôi biết một ngày mới đã bắt đầu. Tôi đã có một đêm tồi tệ và tôi thật sự không muốn nhắc tới nó nữa.”
Biến đi! (kèm theo là hành động xua xua tay với người đứng trước bạn) – “Điều này không thể là sự thật! Bạn nghe từ đâu vậy?”
Như bạn thấy đấy, cách viết tắt giúp chúng ta có thể nhớ sự phân loại của mọi thứ. Nếu vậy, chúng ta có thể dùng phương pháp này để nhớ những gì chúng ta muốn nhớ:
Nếu như mỗi buổi sáng, lúc ra khỏi nhà bạn muốn nhớ những công việc sau: 1. Mang theo ví
2. Tắt lò sưởi 3. Khóa cửa
Hãy nhớ W.S.L (whistle – huýt sáo) là các chữ cái đầu của: Wallet (ví)
Stove (lò sưởi) Lock (khóa cửa)
Vì vậy, mỗi sáng bạn hãy WSL khi ra khỏi nhà, điều này không chỉ như một sự đảm bảo rằng bạn sẽ có một ngày tốt lành mà còn là sự hỗ trợ giúp bạn ghi nhớ.
Như vậy chúng ta đã học được những nguyên tắc cơ bản giúp thay đổi một trí nhớ kém thành trí nhớ siêu phàm.
Bạn phải tin tưởng vào trí nhớ của mình, cũng như tin chắc rằng nó có thể phục vụ bạn một cách trung thành.
Bạn cần có động lực để cải thiện trí nhớ của mình trong những lĩnh vực còn yếu kém. Bạn phải chú ý vào những chi tiết, con người hay bất cứ điều gì bạn muốn nhớ. Bạn không thể nhớ được gì nếu bạn không chú ý đến nó, hiểu thấu đáo và lưu lại trong tâm trí mình.
Bạn cần tìm ra điều thích thú từ những điều bạn muốn nhớ. Sự thích thú làm cho hệ thống bộ nhớ xử lí thông tin dễ dàng hơn.
Bạn cần tạo ra sự liên kết có tính liên tưởng sử dụng hình ảnh như đã hướng dẫn. Bạn cần tổ chức và xử lí thông tin mới để dễ dàng truy cập chúng sau này.
Thực tế, từ mấu chốt ở đây là “trật tự”. Chúng ta càng nắm được cách lưu thông tin vào đúng vị trí trong bộ nhớ (như các sự kiện, báo cáo và tài liệu) thì càng tiện lợi cho chúng ta khi cần lấy chúng ra sau này.
Bây giờ, chúng ta sẽ được làm quen với phương pháp lưu trữ dữ liệu ban đầu của chúng ta: phương pháp Roman Room.