Phương pháp “móc” các con số

Một phần của tài liệu Bí mật một trí nhớ siêu phàm (Trang 87 - 89)

Rất khó nhớ các con số, đặc biệt khi chúng đứng riêng lẻ. Và việc tưởng tượng một con số theo cách rõ ràng và cụ thể cũng không dễ dàng gì. Đây là lý do tại sao hầu hết chúng ta đều thấy rằng nhớ các con số là một việc cực kỳ phức tạp. Lý do duy nhất khiến chúng ta có thể ghi nhớ một con số là vì nó hàm chứa một ý nghĩa đặc biệt hoặc có mối liên hệ nào đó với chúng ta.

Bạn có thể nhớ được con số 36 nếu bạn biết rằng nó là kết quả của phép tính 62. Bạn cũng có thể nhớ được con số này nếu năm nay bạn 36 tuổi. Và có thể bạn đang sống tại số nhà 36 phố Lilac…

Bạn có thể nhớ được số điện thoại 4051348 vì số 405 là văn phòng của Jerry, số 13 – là một ngày đặc biệt – thứ Sáu ngày 13, số 48 là mức lương 48.000 đô-la/năm của bạn. Bất cứ ai giỏi toán đều có khả năng sáng tạo ra các mối liên hệ khác nhau.

Nhưng chắc chắn phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất là một phương pháp đã được phát minh ra cách đây hai thế kỷ.

Phương pháp này áp dụng sự thay thế các con số bằng các chữ cái, vì thế các con số sẽ trở thành các từ có nghĩa. Như đã kể trên, các từ có nghĩa sẽ dễ tưởng tượng hơn.

Trước hết, bạn hãy chỉ định mỗi con số từ 0 đến 9 tương ứng với một chữ cái. Tôi sẽ bày cho bạn một cách đơn giản để nhớ chúng. Giống như phương pháp Roman Room, bảng này được khắc sâu trong tâm trí của bạn. Hãy chú ý đến bảng dưới đây:

Chúng ta chỉ sử dụng các nguyên âm (A, E, I, O, U, W) để ghép với phụ âm tạo thành từ có nghĩa. Nếu cần sử dụng các phụ âm khác để tạo thành một từ thì chỉ nên dùng các phụ âm chưa được số hóa, ví dụ như H, Q, X và Y.

Lấy số 21 làm ví dụ. Chúng ta sẽ tạo ra một từ theo thứ tự chúng ta đọc các con số từ trái qua phải. Số 21 được tạo thành từ hai chữ cái N, T. (2 = N, 1 = T). Bây giờ chúng ta sẽ bổ sung một trong số các chữ cái A, E, I, O, U, W, H, Q, X hoặc Y để tạo thành một từ có nghĩa, đó là = NUT (quả hạch) hoặc NOTE (ghi chú).

Cần phân biệt hai con số 21 và 12 đều được tạo nên từ hai chữ cái T, N (hãy lưu ý, chúng ta phải đọc các con số theo thứ tự từ trái qua phải). Những con số này có thể tạo thành các từ có nghĩa như: TAN (màu rá nắng), TONE (giọng, âm thanh), hoặc TUNE (giai điệu).

Dưới đây là một số ví dụ:

22 – (2 = N, 2 = N) = NUN (nữ tu sĩ)

49 – (4 = R, 9 = P, B) = ROPE (dây cáp, thừng)

216 – (2 = N, 1 = D, T, TH, 6 = J, SH, CH âm mềm, DG, G âm mềm) = NUDGE (cú huých bằng khuỷu tay)

Khi muốn biên dịch ngược lại một từ thành các con số thì chúng ta quay lại và gắn mỗi chữ cái được mã hóa với một con số tương ứng. Ví dụ chúng ta sẽ có những con số nào khi phân tích từ “BEER”? Hãy nhớ rằng nguyên âm chỉ là các chữ cái dùng để liên kết. Chúng ta phải chuyển các phụ âm B và R thành các con số. B = 9, R = 4. Con số chúng ta có được là gì? 94!”

Vậy từ “CASTLE” tương đương với con số nào? C = 7, S = 0, T = 1, L = 5: “CASTLE” chính là số 7015.

Số 8458 tương đương với từ nào? Bạn có thể chuyển con số này thành một từ có nghĩa được không? Đó chính là từ “four-leaf” (cỏ bốn lá). Hãy kiểm tra lại.

Bây giờ chúng ta hãy thực hành phương pháp này và “lưu” nó trong bộ nhớ dài hạn của chúng ta.

Một phần của tài liệu Bí mật một trí nhớ siêu phàm (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w