Con đờng và các giài pháp tiến tới nền tri thức Việt Nam

Một phần của tài liệu " Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức" (Trang 90 - 91)

II- Đề nghị một số giải pháp và hớng mở nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quỹ đầu t mạo hiểm phát triển tại Việt Nam.

1.2/Con đờng và các giài pháp tiến tới nền tri thức Việt Nam

Việt Nam là một nớc đang phát triển, một nớc nghèo nền kinh tế còn lạc hậu, công nghiệp mới bớc đầu phát triển, dấn số nông thôn chiếm 76,5% (1-4-1999). Theo thống kê của ngân hàng Thế giới, GDP đầu ngời của Việt Nam là 330 USD xếp thứ 140, HDI xếp thứ 110 trên 172 nớc trên thế giới.

Với thực trạng của nền kinh tế nh trên, nên con đờng đi đến nền kinh tế tri thức của Việt Nam không thề thực hiện phát triền tuần tự nh các nớc công nghiệp phát triển.

Việt Nam phải nắm bắt những thuận lợi, đó là những tiến bộ khoa học công nghệ, tổ chức, quản lý, sản xuất kinh doanh của các nớc phát triển trong bối cảnh thế giới đang tiến tới toàn cầu hoá, từ đó Việt Nam chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp đồng thời vừa phát triển sang nền kinh tế tri thức.

Để tiến tới nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

 Phải cải cách toàn diện nền giáo dục đào tạo, hay nói cách khác là phải làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để đào tạo, nguồn nhân lực và nhân tài đáp ứng yêu cầu của sự phát triển

 Rèn luyện cho thế hệ trẻ về ý chí, lòng quyết tâm, phơng pháp học tập, phơng pháp nghiên cứu phục vụ cho sự nghiệp phát triển khoa học và phát triển nền kinh tế của đất nớc.

 Nâng cao trình độ hiểu biết cho thế hệ trẻ về văn hoá đân tộc, tính nhân văn, biết phân tích, đánh giá đúng con ngời Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nền kinh tế Viết Nam từng thời kỳ, không tự ti, không tự cao, nhng cần phải tự hào với truyền thống dân tộc; cần phải thấy rõ với sự nỗ lực của mình, Việt Nam có thể vơn lên ngang tầm với các nớc trong khu vực và các nớc phát triển trên thế giới.

 Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo điều kiện cho tất cả mọi ngời, có thể phát huy đầy đủ khả năng, trình độ, trí tuệ, bản lĩnh, tính sáng tạo phục vụ cho công cuộc phát triển của đất nớc.

 Xây dựng một chiến lợc đúng dắn về cơ cấu kinh tế phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Chọn và phát triển các nghành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở thế mạnh của đất nớc và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.

 Tăng ngân sách đầu t cho nghành giáo dục đào tạo, cho khoa học công nghệ. Trên cơ sở đa phơng hoá quan hệ đối ngoại. Chính phủ cần có chính sách tối u cho việc thu hút đầu t nớc ngoài vào Việt Nam, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế.

 Mở rồng hợp tác quốc tế và khoa học, công nghệ tạo điều kiện tăng c- ờng cơ sở vầt chất kỹ thuật cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, cho sự hòa nhập và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học, từ đó giúp cho việc giải quyết những vấn đề thực tiễn, sản xuất kinh doanh hoà nhập đựơc với tổ chức quản lý, kỹ thuật, công nghệ của các nớc phát triển; công nghiệp hoá, hiện đại hoá kết hợp với phát triển nông thôn và tiến tới nền kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu " Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức" (Trang 90 - 91)