Vấn đề xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO ANLT CỦA VIỆT NAM QUA SỰ PHẢN ÁNH CỦA BỐN TỜ: NHÂN DÂN - NÔNG NGHIỆP - VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á NGÀY NAY - THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM. (Trang 33 - 38)

Vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đợc Đảng và Nhà nớc ta quan tâm từ rất sớm. Từ khi đất nớc ta bớc vào thời kỳ đổi mới 1986 qua hơn mời năm đất nớc ta đã đạt đợc những thành tựu to lớn, nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trờng dới sự quản lý điều hành của nhà nớc đã bắt đầu phát huy tác dụng. Bộ mặt đất nớc có nhiều thay đổi, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân không ngừng đợc cải thiện đặc biệt là đời sống của bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đáng phấn khởi của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đem lại thì nó còn tồn tại mặt trái của nó đó là: mức sống của ngời dân thành thị so với ngời dân nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng có một sự chênh lệch khá lớn khoảng cách giàu nghèo đang có xu hớng tăng lên nhanh chóng.

Nông dân nớc ta chiếm 70- 80% dân số và làm ra khoảng 30% GDP của đất nớc, nhng số ngời nghèo trong nông nghiệp cũng chiếm tới 20% với mức tiêu dùng dới 2100calo/ ngày/ngời trong đó có 4-5%số hộ rất nghèo với thu nhập quy đổi bình quân đầu ngời 12kg lơng thực/tháng. Còn đối với các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì số hộ nghèo vẫn còn chiếm tới 40- 50%. Giãn cách giàu nghèo ở nông thôn đang có xu hớng tăng lên nhanh chóngvà đạt mức chênh lệch khoảng trên 20 lần. Trớc tình hình trên đòi hỏi Đảngvà Nhà nớc ta phải giải quyết đợc tình trạng đói nghèo của ngời nông dân giúp cho họ có đợc một cuộc sống ổn định để họ yên tâm sản xuất.

Nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo đã đợc đặt ra với các nghành các cấp và đã đợc triển khai nhanh chóng tới từng ngời dân. nghị quyết số 06/nq/t. ra ngày10/11/98 về một số vấn đề phát triển nông nghiệpvà nông thôn đã đề ra mục tiêu: “bằng nhiều biện pháp để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân c nông thôn, xoá hộ đói (vào năm 2000) giảm tỉ lệ nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, chú trọng phát triển hệ thống thuỷ lợi, đảm

bảo đờng giao thông thông suốt đến trung tâm xã, có đủ trờng học trạm y tế và nớc sạch cho sinh hoạt.”

Một điều có thể nhận thấy rằng ở những nơi có nhiều hộ nghèo đói là nơi có trình độ dân trí thấp, đời sống lạc hậu, mật độ dân c thấp. ở nớc ta phần lớn các gia đình khó khăn nghèo đói tập trungở vùng trung du, miền núi hoặc ở vùng sâu vùng xa. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc là vùng chậm phát triển nhất, nền kinh tế phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, tự túc tự cấp. Bà con dân tộc sống theo hình thức du canh du c đốt phá rừng làm nơng làm rẫy, đời sống không ổn định nay đây mai đó. Là những vùng xa xôi điều kiện đi lại khó khăn, bà con ít đợc tiếp xúc nhiều với bên ngoài do vậy trình độ dân trí rất thấp. Trớc những hạn chế, khó khăn nh vậy của bà con nông dân Đảng ta đã có những chính sách để giúp đỡ họ vợt qua đợc những khó khăn tồn tại từng bớc ổn định cuộc sống. Trớc tiên đó là chính sách phát triển đờng- điện- trờng- trạm, đây là yêu cầu đầu tiên để có thể từng bớc xoá đói giảm nghèo. Trong nền kinh tế hàng hoá nh hiện nay việc đầu t xây dựng những con đờng giao thông nối từ tỉnh xuống huyện xuống xã, nối các tỉnh này với tỉnh kia, nối miền xuôi với miền ng- ợc đây là một yêu cầu cấp thiết. Có đờng thì lu thông hàng hoá thuận tiện, có thể chở hàng hoá từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng tiện lợi, thúc đẩy buôn bán giữa các vùng các địa phơng, góp phần nâng cao mức sống của ngời dân ở những nơi vùng sâu vùng xa.

Ngoài đầu t vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho bà con dễ dàng sinh sống, thì một việc làm cần thiết nữa đó là khuyến khích bà con nông dân thâm canh để sản xuất nhiều lơng thực nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho bản thân đồng thời có tích luỹ dự trữ trong trờng hợp gặp khó khăn nh mất mùa hoặc lúc giáp hạt. Việc khuyến khích bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất, nhu cầu của thị trờng trong và ngoaì nớc cũng là điều rất cần thiết và đợc Đảng, Nhà nớc ta rất chú trọng . Tuynhiên, để có thể thực hiện thành công các kế hoạch thì việc tuyên truyền cho ngời dân những kiến thức mới, cung cấp cho đồng bào nghèo những loại giống mới, con

vật nuôi mới phải hớng dẫn họ một cách tỉ mỉ. Chỉ có cách hớng dẫn một cách tỉ mỉ sát sao các cách thực hiện thì mới có thể đánh bật những phong tục tập quán lạc hậu, những cách làm ăn cũ đã ăn sâu vào tiềm thức của họ từ bao đời nay ra khỏi đầu óc của họ.

Bên cạnh việc đầu t vào cơ sở hạ tầng đờng điện trờng trạm, giống, kỹ thuật trồng trọt, thì vốn là một yếu tố quyết định không thể nào thiếu đợc. Trên khắp các tỉnh thành phố đều có các ngân hàng phát triển nông nghiệp nông thôn, ngân hàng phục vụ ngời nghèo, các chơng trình khuyến nông sẵn sàng cung cấp vốn với lãi suất thấp nhằm khuyến khích những ngời nông dân vay vốn phát triển kinh tế gia đình nhằm tự mình tạo ra nguồn lơng thực phục vụ cho bản thân và xã hội. Bên cạnh những quỹ, ngân hàng của nhà nớc, trong bản thân bà con nông dân phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no” đã có những sáng kiến thành lập các quỹ mà ngày nay đã đợc nhân rộng ra: Quỹ phụ nữ giúp đỡ nhau vợt khó. Trong chiến lợc xoá đói giảm nghèo, báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền hớng dẫn cách thức làm ăn có hiệu qủa để qua đó những ngời nông dân khác có thể học tập làm theo. Bài “Phụ nữ Thanh Hoá với hai chơng trình xoá đói, giảm nghèo” (Lê Phơng Hiên, Nhân dân ngày 27/8/98) viết về vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Thanh Hoá trong chơng trình xoá đói giảm nghèo. Hội đã tuyên truyền kiến thức làm ăn, cung cấp vốn cho những phụ nữ nghèo. Mà từ vốn đợc vay, kỹ thuật đợc trang bị họ đem vào đầu t sản xuất và kết quả là kinh tế gia đình ngày càng phát triển từ những gia đình thiếu ăn thì nay họ đã có bát ăn bát để.

Bài “Mô hình xoá đói giảm nghèo ở vùng kinh tế mới Lâm Hà” (Thu Hiền, Nhân dân ngày 30/7/98 trang 5) bằng nguồn vốn của chơng trình 327 bà con ở buôn Chuối xã Mê Linh (Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức trồng rừng dới sự chỉ đạo quản lý của một ngời anh Ha Krơng. Ngoài tiền công trả cho bà con số tiền còn lại đợc đa vào quỹ hội nông dân, rồi từ quỹ hội nông dân đó tiền đợc đa vào xây dựng một đập ngăn giữ nớc phục vụ cho việc tới 150 ha đất

canh tác, nuôi cá.v.v... Bằng phơng thức hợp tác làm ăn đó đời sống của bà con nôngdân ở trong buôn trở nên khá giả có máy phát điện, có ti vi, trẻ em đ- ợc đến trờng, xây dựng đợc trờng học. Đạt đợc kết quả trên là nhờ bà con ở đây có sự đoàn kết, có ngời lãnh đạo năng động chịu khó học hỏi kinh nghiệm tiếp thu những kiến thức khoa học và những điều mới trong sản xuấtvề hớng dẫn bà con, có nguồn vốn 327 đầu t có kết quả và đặc biệt là tinh thần dám nghĩ dám làm của những ngời nông dân ở đây. Chính vì vậy mà cuộc sống của đồng bào ở buôn Chuối trở nên lo ấm với mức phát triển nh vậy thì buôn Chuối sẽ trở thành vùng nông thôn mới điển hình trong số các vùng đồng bàodân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng.

Qua sự phản ánh của bốn tờ báo việc thực hiện chơng trình xoá đói giảm nghèo (XĐGN) đã đợc các tỉnh thành trong cả nớc triển khai sâu rộng đến từng địa bàn từng cụm dân c, với nhiều hình thức triển khai phù hợp với từng nơi: nh Tổ tự quản xoá đói giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh là nơi ngời nghèo của thành phố có đợc những điều kiện vay vốn, nắm bắt thông hiểu cùng tham gia thực hiện tốt các chủ chơng chính sách của Đảng, Nhà nớc đầy đủ nhanh chóng đồng thời giúp ngời nghèo biết cách sử dụng vốn đợc vay một cách có hiệu quả. Đây là cách làm đúng của thành phố Hồ Chí Minh mô hình này cần đợc nhân rộng. Hiện nay trên địa bàn thành phố có hơn 3.820 hộ tự quản XĐGN. Đây là mô hình tiêu biểu trong công tác XĐGN ở thành phố. Còn ở những nơi điều kiện phát triển khó khăn nh vùng núi vùng sâu vùng xa cần có sự đầu t đồng bộ về mọi mặt cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, giống, vốn.v.v... của các tổ chức. Cho tới nay thì chơng trình XĐGN đã đạt đợc kết quả tốt ví dụ: nhờ chơng trình XĐGN, các hộ đói nghèo ở Đắc Lắc đã đợc hỗ trợ vay 56 tỉ đồngvới hơn 46 nghìn lợt hộ đợc vay, trong đó có hơn 14 nghìn lợt đông bào dân tộc thiểu số tại chỗ, ngoài ra các đơn vị hành chính, doanh nghiệp đóng ở từng địa bàn nhận đỡ đầu các xã buôn ở vùng sâu vùng xa và đề ra nhiều biện pháp nhằm xoá nhanh nhiều hộ đói nghèo. Trong thời gian qua Đắc Lắc giảm hộ đói nghèo từ hơn 70.616 hộ xuống còn 41.281 hộ, trong đó hộ đói từ 19.800 xuống còn 13.782 hộ.

Hay nh ở Bến Tre bằng những biện pháp hỗ trợ ngời nghèo mà từ 63.000 hộ nghèo đói (1995) chiếm 21% thì đến năm 1997 tỷ lệ đói nghèo giảm xuống còn 17.12%. Đây là những kết quả rất khích lệ trong việc thực hiện mục tiêu tới năm 2000 sẽ xoá đói và giảm nghèo.

Chơng trình xoá đói giảm nghèo đợc thực hiện ngời dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, hăng hái tham gia sản xuất lơng thực tự mình lo đợc cái ăn cho bản thân đồng thời còn góp phần vào thực hiện chính sách ANLT quốc gia. Cuộc sống của ngời dân ổn định, họ có đủ điều kiện để lo lơng thực cho bản thân mình,thì xã hội cũng trở nên ổn định, Chính phủ không còn phải lo lắng cho vấn đề cứu đói lúc giáp hạt hay hỗ trợ khi gặp thiên tai nhiều nh tr- ớc nữa, bởi vì lúc nàymọi ngời dân đều đã có ý thức trong việc đảm bảo ANLT cho bản thân mình và họ không muốn quay lại thời kỳ nghèo đói trớc đây nữa.

Qua những bài báo viết về tình hình ANLT trên bốn tờ báo, chúng tôi thấy rằng vấn đề XĐGN và ANLT có sự liên quan chặt chẽ với nhau. XĐGN giúp cho đời sống của ngời dân từng bớc đợc nâng cao, cuộc sống ổn định thì ngời dân hăng hái tham gia vào lĩnh vực kinh tế hay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều của cải, lơng thực góp phần vào đảm bảo ANLT của đất nớc.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO ANLT CỦA VIỆT NAM QUA SỰ PHẢN ÁNH CỦA BỐN TỜ: NHÂN DÂN - NÔNG NGHIỆP - VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á NGÀY NAY - THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM. (Trang 33 - 38)