Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2 doc (Trang 88 - 98)

II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý kế toán

7. Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm

7.1. Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không có nghĩa là giảm nguyên vật liệu hay mua những nguyên vật liệu không đúng chất lượng có giá thành rẻ hơn mà phải là giảm những chi phí không cần thiết trong việc vận chuyển, cung cấp nguyên vật liệu và chống lãng phí nguyên vật liệu.

Vì nguyên vật liệu trong ngành xây lắp thường nằm rải rác ở các đội thi công và các hạng mục công trình cho nên việc bảo quản nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn. Nếu quản lý không chặt sẽ bị thất thoát nguyên vật liệu hay không đúng chủng loại mẫu mã theo yêu cầu của công tác xây lắp. Để hạ thấp những khoản chi phí liên quan đến việc quản lý nguyên vật liệu ở kho công trình ta nên xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng hạng mục công trình, tính toán những chi phí khác liên quan đến việc sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý.

Đồng thời sử dụng triệt để những phế phẩm có thể thu hồi được như cốt pha, dàn giáo…,giảm tỷ lệ phế phẩm trong quá trình mua sắm, nâng cao tinh thần bảo quản cấp phát nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất, phương pháp sản xuất của hạng mục công trình. Những phế liệu, vật liệu phụ có thể thu hồi được phải tận dụng triệt để nhập lại kho để sử dụng vào các hạng mục công trình khác.

Đối với công trình Hoàng Mai chi phí nguyên vật liệu tăng là do giá nguyên vật liệu tăng so với ban đầu và chi phí vận chuyển thu mua cũng tăng. Vì vậy để rút kinh nghiệm cho các công trình sau thì theo em Xí nghiệp nên chỉ đạo cho phòng Kế hoạch chọn công trình trọng điểm để xây dựng một sơ đồ vận chuyển có hiệu quả cao nhất đối với tất cả các công trình. Từ đó lựa chọn khoảng cách từ nhà cung cấp tới công trình là ngắn nhất, rẻ nhất với chất lượng không đổi. Đối với khoản chi phí vận chuyển trong sử dụng, Xí nghiệp cần giảm thiểu khoảng cách từ kho bãi tới chân công trình.

7.2. Giảm chi phí nhân công trực tiếp

Tiền lương là một phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực quan hệ sản xuất, do đó tiền lương hợp lý sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại

nó sẽ kìm hãm sản xuất. Vì vậy muốn giảm chi phí nhân công để hạ giá thành sản phẩm thì phải có những biện pháp hợp lý để đảm bảo vừa giảm chi phí nhân công vừa tạo được động lực khuyến khích công nhân làm việc để tăng năng xuất lao động và sau đây em xin đưa ra một số biện pháp nhằm giảm chi phí nhân công:

- Lao động trực tiếp trong Xí nghiệp gồm hai loại đó là lao động danh sách và lao động ngoài danh sách, nên ngoài công nhân trong Xí nghiệp thì Xí nghiệp còn thuê thêm một số lao động bên ngoài khi cần thiết nên chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm tăng. Vì vậy, Xí nghiệp phải biết sử dụng lao động một cách hợp lý sao cho có thể khai thác triệt để năng lực sản xuất của lao động trong Xí nghiệp, hạn chế thuê lao động bên ngoài nhằm tối thiểu hoá tiền lương nhưng đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập bình quân cho công nhân khích thích tăng năng xuất lao động. Muốn vậy, Xí nghiệp phải loại bỏ những lao động có tay nghề kém chuyển sang làm ở bộ phận đơn giản thay cho lao động thuê ngoài.Trong trường hợp để đảm bảo tiến độ thi công công trình thì Xí nghiệp nên khuyến khích công nhân làm thêm giờ nhằm hạn chế thuê lao động ngoài mà tăng thu nhập cho công nhân.

- Tổ chức sắp xếp lại công nhân: đây là một việc làm rất khó khăn đối với Xí nghiệp để thực hiênh được việc này Xí nghiệp nên thực hiện theo các bước sau:

+ Từng bước cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất.

+ Khuyến khích vật chất, tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng công trình + Có chế độ thưởng phạt khi vi phạm quy chế định mức, tiêu chuẩn chất lượng công trình. Ví dụ:

 Vi phạm quy chế định mức nguyên vật liệu phạt 3-5 % tiền lương.

 Tiết kiệm đúng nguyên vật liệu thưởng 10% giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được.  Có sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm thưởng 6% giá trị lợi ích thu được.  Tăng năng xuất lao động thưởng 10% theo tiền lương.

7.3. Giảm chi phí sản xuất chung

Trong quá trình sản xuất tiết kiệm được chi phí NVLTT, chi phí NCTTcó thể ảnh hưởng tới chất lượng công trình do đó tiết kiệm chi phí sản xuất chung là hợp lý nhất. Tại công trình Hoàng Mai mặc dù chi phí sản xuất chung giảm so với dự toán nhưng các chi phí về giấy vở, tiền điện thoại điện nước sử dụng là tương đối lớn và nhiều khi còn lãng phí nên

cần phải tiết kiệm khoản chi phí này. Xí nghiệp cần có những quy chế cụ thể nhằm giảm tối đa các khoản chi phí sản xuất chung.

kết luận

Sau một thời gian thực tập tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2 với kiến thức được trang bị ở trường và thực tế tại Xí nghiệp, em nhận thấy rằng cùng với việc học tập, nghiên cứu về mặt lý luận ở trường thì việc tìm hiểu thực tế cũng là một giai đoạn hết sức quan trọng không thể thiếu được. Nó giúp sinh viên củng cố và bổ sung kiến thức nghiệp vụ đã được học, nắm vững quy trình nghiệp vụ đồng thời làm quen với thực tế để phục vụ cho công tác của mình sau này.

Qua quá trình thực tập em càng nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của công tác kế toán trong hệ thống các công cụ quản lý kinh doanh nói chung và tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

Đến thực tập tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các cô, các anh chị trong Xí nghiệp và đặc biệt là các thầy cô giáo cùng các anh chị phòng kế toán Xí nghiệp. Em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2”

Trong khoá luận em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến đóng góp với mong muốn để Xí nghiệp tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng tại Xí nghiệp.

Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong luận văn không tránh khỏi còn những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các anh chị để em có thể hiểu sâu hơn và phục vụ tốt hơn cho công tác của em sau này.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Luân và các thầy bộ môn kế toán Trường CĐ Tài Chính Kế Toán I và các anh chị ở Xí nghiệp Sông Đà 12-2 đã giúp em hoàn thành khoá luận của mình.

Phụ lục : Các ký hiệu chữ viết tắt trong bài

o XDCB : Xây dựng cơ bản

o DNXL : Doanh nghiệp xây lắp

o DN : Doanh nghiệp o SPXL : sản phẩm xây lắp o SP : Sản phẩm o CT : Công trình o HMCT : Hạng mục công trình o CP : Chi phí o CPSX : Chi phí sản xuất o TSCĐ : Tài sản cố định

o CPNVL : Chi phí nguyên vật liệu

o CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

o NVL : Nguyên vật liệu

o CCDC : Công cụ dụng cụ

o MTC : Máy thi công

o CPMTC : Chi phí máy thi công o CPNC : Chi phí nhân công

o CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp o CPSXC : Chi phí sản xuất chung o CPSXKD : Chi phí sản xuất kinh doanh

o BHXH : Bảo hiểm xã hội

o BHYT : Bảo hiểm y tế

o KPCĐ : Kinh phí công đoàn

o TK : Tài khoản

o NKC : Nhật ký chung

o QL : Quản lý

o DDĐK : Dở dang đầu kỳ

o DDCK : Dở dang cuối kỳ

Phụ lục 2: Các tài liệu tham khảo

1. Quyết định thành lập Xí nghiệp Sông Đà 12.2 2. Quy chế hoạt động của Xí nghiệp Sông Đà 12.2

3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp – NXB Tài chính 1999

4. Hướng dẫn thực hành chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp – NXB Thống kê.

5. Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính – NXB Tài chính 2004 (Tác giả PGS.TS. Nguyễn Văn Công .

6. Giáo trình kế toán doanh nghiệp II – NXB Lao động xã hội 2003.

7. Giáo trình kế toán XDCB–Trường Đại học Thương mại – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2000

Mục lục

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp:

I. Đặc điểm của ngành xây lắp và đặc điểm của các sản phẩm xây lắp:

1. Đặc điểm của ngành xây lắp : 3

2. Đặc điểm của các sản phẩm xây lắp : 3

II. Những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp:

4

1.Những lý luận chung về chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp : 4 1.1. Khái niệm bản chất chi phí sản xuất :

1.2. Phân loại chi phí sản xuất :

1.2.1. Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí : 1.2.2. Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí :

2. Những lý luận chung về giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp: 6 2.1. Khái niệm bản chất giá thành sản phẩm :

2.2. Phân loại giá thành sản phẩm :

2.2.1 .Căn cứ theo số liệu để tính toán giá thành sản phẩm xây lắp: 2.2.2. Căn cứ theo phạm vi tính toán giá thành :

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp:

8

4. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp :

9

4.1. Vai trò:

4.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán :

III. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp:

10

1.1. Xác định đối tượng tập hợp sản xuất: 10

1.2. Xác định phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 11 1.3. Chứng từ kế toán sử dụng trong tập hợp chi phí sản xuất: 11

1.4. Tài khoản sử dụng: 11

1.5. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 12

1.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 13

1.5.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 17

1.5.3. Kế toán chi phí máy thi công: 20

1.5.4. Kế toán chi phí sản xuất chung: 27

1.5.5. Tổng hợp chi phí sản xuất: 30

2. Đánh giá sản phẩm dở dang : 31

2.1. Trong điều kiện được thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn xây dựng có dự toán riêng :

2.1.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán : 2.1.2. Đánh giá sản phẩm :

2.2. Trong điều kiện tính toán khối lượng hoàn thành khi công trình, hạng mục công trình hoàn tất được bàn giao:

3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp: 32

3.1.Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp: 3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp: 3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn :

3.2.2. Phương pháp tính giá thành theo định mức: 3.2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: 3.2.4. Phương pháp tổng cộng chi phí :

ChươngII:. Thực trạng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2

I. Những đặc điểm chung của Xí nghiệp Sông Đà 12-2 ... 35

1.Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp ... 35 2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất ... 36

3. Tổ chức bộ máy quản lý ... 36

4. Đặc điểm quy trình công nghệ ... 39

II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp ... 41

1. Hình thức tổ chức công tác kế toán ... 41

2. Bộ máy kế toán ... 41

3. Tổ chức sổ kế toán sử dụng ... 43

III. Thực trạng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2 ... 46

1. Đặc điểm CFSX tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2 ... 46

2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ... 46

3.Tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2 ... 47

3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ... 49

3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ... 55

3.3. Kế toán chi phi sử dụng máy ... 62

3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung ... 63

3.5. Tổ chức kế toán tổng hợp CPSX để tính giá thành sản phẩm ... 67

Phần III. Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2 I. Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây dựng Sông Đà 12.2 ... 74

II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2 1. Công tác quản lý nguyên vật liệu ... 75

3. Việc hạch toán CPSXC ... 76

4. Việc hạch toán CPSDM ... 78

5. Việc luân chuyển chứng từ ... 80

6. Về hạch toán thiệt hại trong sản xuất ... 81

7. Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm ... 82 Kết luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 12-2 doc (Trang 88 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)