Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex (Trang 31)

III. Đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê

1Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số

sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex do các nhân tố.

* Bản chất của phương pháp chỉ số: Muốn sử dụng phương pháp chỉ số thống kê phải biến đổi các hiện tượng hoặc các đơn vị, các phần tử có tính chất khác nhau trở về một tổng thể đồng nhất.

- Khi có nhiều nhân tố tham gia vào việc tính toán một chỉ số thì ta phải giả định có một nhân tố thay đổi còn các nhân tố còn lại không thay đổi. Như vậy sẽ loại trừ được ảnh hưởng của các nhân tố khác.

* Tác dụng của phương pháp chỉ số: Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian (chỉ số phát triển).

- Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch (chỉ số kế hoạch).

- Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động cử hiện tượng qua không gian các chỉ số này gọi là chỉ số không gian.

- Phân tích các ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng.

- Phương pháp này dùng để đo mức độ biến động của kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex.

* Đặc điểm của phương pháp: Khi áp dụng phương pháp này ta phải tuân theo một số quy tắc sau: Khi phân tích ảnh hưởng của nhân tố chất lượng thì nhân tố số lượng được sử dụng làm quyền số ở kỳ báo cáo. Ngược lại, khi phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng thì sử dụng nhân tố chất lượng làm quyền số và cố định ở kỳ gốc. Khi nhiều nhân tố tham gia vào

việc phân tích một chỉ số phải giả định một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác không thay đổi. Như vậy sẽ tạo được khả năng loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh.

1.1 Các mô hình tích: Có nhiều mô hình phân tích nhưng với số liệu hiện có thì ta chỉ có thể phân tích được mô hình sau

- MH1: GO theo giá hiện hành tăng hoặc giảm do ảnh hưởng của 2 nhân tố là số lượng sản phẩm được sản xuất ra (q) và giá cả của sản phẩm sản xuất ra (p).

- MH2: GO theo giá hiện hành hoặc so sánh tăng giảm do ảnh hưởng của 2 nhân tố là số lao động (chi phí lao động, thời gian lao động bộ phận) T, năng suất lao động sống cá biệt (W(s)).

- MH3: GO theo giá hiện hành hoặc so sánh tăng giảm do ảnh hưởng của 2 nhân tố là tổng số lao động và năng suất lao động sống bình quân.

- MH4: GO theo giá hiện hành hoặc so sánh tăng giảm do ảnh hưởng của 3 nhân tố: năng suất lao động sống cá biệt, kết cấu lao động, tổng số lao động.

* Một số mô hình phân tích VA:

- MH1: VA theo giá hiện hành tăng hoặc giảm do ảnh hưởng của 2 nhân tố là khối lượng VA sản xuất ra (q) và giá cả của VA sản xuất ra (p).

- MH2: VA theo giá hiện hành hoặc so sánh tăng giảm do ảnh hưởng của 2 nhân tố là số lao động (chi phí lao động, thời gian lao động bộ phận) T, năng suất lao động xã hội cá biệt (W(XH)).

- MH3: VA theo giá hiện hành hoặc so sánh tăng giảm do ảnh hưởng của 2 nhân tố là tổng số lao động và năng suất lao động xã hội bình quân.

- MH4: VA theo giá hiện hành hoặc so sánh tăng giảm do ảnh hưởng của 3 nhân tố: năng suất lao động xã hội cá biệt, kết cấu lao động, tổng số lao động.

Phân tích GO (VA) do biến động của chỉ tiêu bình quân chung ( x) và quy mô quyền số (∑f ).

- Phân tích biến động của GO (VA) do ảnh hưởng của hiệu năng sử dụng TSCĐ và giá trị bq TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Phân tích biến động của GO (VA) do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và tổng số lao động trong doanh nghiệp.

- Phân tích GO do ảnh hưởng của 3 nhân tố: hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị tài sản cố định cho lao động và giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ.

- Phân tích biến động của GO do ảnh hưởng của hiệu năng sử dụng chi phí trung gian và chi phí trung gian.

- Phân tích biến động của GO bởi hiệu năng sử dụng (HV) vốn và tổng vốn (V).

- Phân tích biến động của GO bởi hiệu năng sử dụng khấu hao TSCĐ (HKh), tỷ lệ khấu hao (dKh) và G.

Còn rất nhiều mô hình để phân tích nhưng ta chọn một số mô hình cơ bản, thường gặp để phân tích biến động của GO hay cũng như VA, doanh thu và các chỉ tiêu lỗ (lãi).

1.2 Các mô hình tổng: Được áp dụng khi các nhân tố có quan hệ cộngThường là mối quan hệ tổng giữa các bộ phận trong một tổng thể chung Thường là mối quan hệ tổng giữa các bộ phận trong một tổng thể chung hay các nhân tố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công thức: ∆∑GO =∑∆GOi (i là bộ phận) ∆IGO =∑∆IGOi (i là nhân tố)

Kết quả sản xuất kinh doanh thiết bị xăng dầu không ngừng biến đổi theo thời gian. Để nghiên cứu biến động này người ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian.

* Bản chất của phương pháp dãy số thời gian: Dãy số thời gian nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh thiết bị xăng dầu là một tập hợp các trị số được sắp xếp theo thứ tự nhất định.Trị số đó có thể là số tuyệt đối, tương đối hoặc bình quân.

* Tác dụng của phương pháp dãy số thời gian: Một sự vật và hiện tượng không ngừng biến đổi qua thời gian. Kết quả sản xuất kinh doanh cũng không dừng lại ở một mức độ nhất định mà nó luôn luôn tăng giảm nhờ tác của yếu tố chu quan và khách quan. Qua phương pháp dãy số thời gian ta xác định được mức độ và xu thế biến động và đồng thời còn vận dụng để dự báo kết quả cho tương lai. Dãy số GO, VA, doanh thu, lợi nhuận cho phép ta tìm được quy luật xu thế, xác định mức độ biến độngvà dự báo của từng chỉ tiêu.

* Đặc điểm vận dụng của phương pháp: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex bao gồm các dãy số GO, dãy số VA, doanh thu, lợi nhuận, sản lượng hàng hoá tiêu thụ. Các dãy số biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex.

* Nhóm dãy số tuyệt đối: Các dãy số biểu hiện kết quả là dãy số thời kỳ. Do đó, cho phép ta tìm quy luật xu thế bằng phương pháp hồi quy theo thời gian, mức độ biến động và dự báo.

- Dãy số biểu hiện quy mô giá trị sản xuất.

- Dãy số biểu hiện quy mô tổng doanh thu, doanh thu thuần. - Dãy số biểu hiện quy mô giá trị gia tăng.

- Dãy số biểu hiện quy mô lãi (lỗ). - Cho phép tìm quy luật về xu thế:

Dựa vào quy mô của hiện tượng nghiên cứu ta có thể tính được: +Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn của chỉ tiêu đó:

δi = yiyi−1,(i=2:n)

Trong đó : yi là các mức độ về dãy số.

+Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc: ∆i = yiy1,(i=2:n)

Từ các δi,∆i ta thấy được quy luật xa thế của hiện tượng.

- Cho phép tính mức độ bình quân theo thời gian: + Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:

) : 2 ( , 1 1 1 1 2 i n n y y n n n n n i i = − − = − ∆ = − = ∑ = δ δ

δ: Nói lên mức tăng (giảm) trung bình chỉ tiêu ngiên cứu trong thời gian qua.

+ Mức độ bình quân theo thời gian của chỉ tiêu nghiên cứu.

n y n y y y y n i i n ∑ = = + + = 1 2... 1 - Dự báo thống kê:

dựa vào ngoại suy hàm xu thế, lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, tốc độ trung bình.

Phương trình hồi quy theo thời gian y =f(t,a0,a1,a2,...,an

Ta dự báo: yˆt+h = f(t+h,a0,a1...,an) trong đó h là thời gian dự đoán. * Nhóm chỉ tiêu tương đối:

- Dãy số biểu hiện tốc độ phát triển liên hoàn giá trị sản xuất.

- Dãy số biểu hiện tốc độ phát triển liên hoàn tổng doanh thu, doanh thu thuần.

- Dãy số biểu hiện tốc độ phát triển liên hoàn giá trị gia tăng, chỉ tiêu lỗ (lãi).

- Dãy số tốc độ: Sử dụng bình quân nhân gia quyền

Dãy số kết cấu, tốc độ không cho phép ta tính được tốc độ tăng giảm và giá trị 1% tăng (giảm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số dãy số cơ cấu:

- Cơ cấu của GO theo yếu tố cấu thành: GO=C2+(C1+V+M) - Cơ cấu của GO theo bộ phận cấu thành: GO=GOVC+GODV

- Cơ cấu của VA theo yếu tố cấu thành: VA=C1+V+M - Cơ cấu của doanh thu

Cũng như nhóm tuyệt đối, nhóm tương đối cũng cho phép tìm quy luật xu thế, mức độ biến động và dự báo.

3. Đặc điểm vận dụng của phương pháp hồi quy tương quan

a) Bản chất của phương pháp hồi quy tương quan:

Mô hình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex. Một sự vật hiện tượng luôn luôn tồn tại trong mối quan hệ phổ biến, nhiều vẻ trong đó mối liên hệ mà ta quan tâm đặc biệt là mối quan hệ nhân quả. Phương pháp hồi quy tương quan là phương pháp thường sử dụng ngiên cứu mối quan hệ trong thống kê. Xây dựng các mô hình kinh tế và tiến hành dự đoán. Để tiến hành dự đoán chúng ta phải tìm mô hình cho phù hợp với thực tế cũng như lý thuyết.

b) Tác dụng của phương pháp hồi quy tương quan:

- Là phương pháp thường sử dụng nghiên cứu mối liên hệ ở trong thống kê. - Xây dựng các mô hình kinh tế

- Tiến hành dự doán

- Còn được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu thống kê khác như trong phân tích dãy số thời gian.

c) Đặc điểm vận dụng trong phân tích kết quả sản xuất kinh doanh thiết bị xăng dầu.

- Cho phép xác định ảnh hưởng các nhân tố

- Biến phụ thuộc: Là tiêu thức kết quả, biến nguyên nhân là các tiêu thức như: năng suất lao động, tuổi đời bình quân,số lao động.

+ Ảnh hưởng tuyệt đối là hệ số hồi quy + Ảnh hưởng tương đối hệ số co giãn

- Cho phép ta xác định vai trò của các nhân tố: đánh giá mối chặt chẽ giữa các tiêu thức bằng hệ số tương quan , tỷ số tương quan

- Hệ số chuẩn hoá β phản ánh chiều hướng ảnh hưởng đến bến phụ thuộc y. Hệ số β lớn chứng tỏ rằng biến độc lập tương ứng (có hệ số chuẩn hoá lớn đó) ảnh hưởng lớn đến biến độc lập y và ngược lại.

CHƯƠNG III

VẬN DỤNG TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ

XĂNG DẦU PETROLIMEX

I. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụcủa Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu petrolimex. của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu petrolimex.

1. Tổng quan chung về Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex.

- Tiền thân của Công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là Chi cục vật tư I thuộc Tổng cục vật tư, ra đời ngày 28/12/1968, theo quyết định số 412/VT do Tổng cục trưởng Tổng cục Vật tư ký.

- Ngày 20/12/1972, Bộ trưởng Bộ vật tư ký quyết định số 719/VT đổi tên chi cục thành Công ty vật tư I.

- Ngày 12/4/1977, Căn cứ quyết định số 233/VT.QD kho tích liệu của công ty xăng dầu được sáp nhập vào công ty Vật tư I và tên Công ty Vật tư chuyên dùng xây dựng ra đời. Cũng từ đó, công ty là thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.

- Ngày 30/11/2000, Căn cứ quyết định số 1642/2000/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ thương mại về việc đổi tên Công ty vật tư chuyên dùng xây dựng thành Công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex và bổ sung thêm nhiệm vụ đóng mới, sửa chữa cải tạo các loại xe vận chuyển xăng dầu, hoá chất, khí hoá lọc, xuất nhập khẩu các thiết bị, thiết bị xăng dầu.

- Ngày 19/12/2001, tại quyết định số 1437/2001/QĐ-BTM của bộ trưởng bộ thương mại. Công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex được đổi tên thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quyết định này, Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là đơn vị cơ sở kinh doanh hạch toán kinh tế trong nội bộ Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Công ty có trách nhiệm trực tiếp tổ chức cung ứng các loại vật tư thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc tiếp nhận, vận chuyển bảo vệ, bảo quản và cung ứng cho các nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân, như vậy trong thời kỳ nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex theo sự phân công của Bộ vật tư (nay là Bộ thương mại) là cơ quan duy nhất cung ứng vật tư thiết bị chuyên dùng xăng dầu cho cả nước. Các loại hàng hoá vật tư phục vụ ngành xăng dầu đều do Tổng công ty nhập về và phân phối đến các công ty trực thuộc qua Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex. Chính vì hoạt động kinh doanh trong điều kiện như vậy nên đã không tạo được cho Công ty sự năng động trong việc tìm kiếm nguồn hàng, đặc biệt là trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vật tư hàng hoá.

Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã thi hành chính sách đổi mới nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận đông theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (theo học thuyết của ông Samsaell có sự tham gia của nhà nước chính là bàn tay hữu hình). Cùng với sự mở cửa và hoà nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam á nói riêng cũng như với nền kinh tế của thế giới nói chung, đã thu hút được đầu tư của nước ngoài. Do đó, nước ta trong những năm gần đây, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh làm tăng mức sông của dân cư (Như năm 2002, tốc độ tăng trưởng của nước ta là 7,04 %). Sản xuất trong nước và tiêu dùng xã hội cũng tăng nên một cách đáng kể, trong đó có sự tăng về tiêu thụ vật tư xăng dầu do đó làm cho lượng vật tư xăng dầu tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, Công ty đã hoàn thiện phương pháp quản lý

và tổ chức kinh doanh vật tư xăng dầu, hiện đại hoá các cơ sở vật chất của ngành, tăng nhanh các doanh nghiệp trực thuộc, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, có kế hoạch đầu tư theo chiều sâu để phát triển Công ty trở thành một hãng kinh doanh vật tư xăng dầu mạnh và năng động, giữ vai trò là chủ đạo và là công cụ điều tiết của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về vật tư xăng dầu của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Công Sản Việt Nam khoá 7 về việc “Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước “. Điều đó đã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex (Trang 31)