KHÁ NỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỐNG KÊ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HẢI DƯƠNG (Trang 57 - 59)

1-Khái niêm

- Đối tượng nghiên cứu của thống kê thường là những hiện tượng phức tạp, trìu tượng và rất khó hiểu. Vì vậy, việc nghiên cứu chúng phải có quy trình chặt chẽ ,khoa học, các bước tiến hành phải gắn kết, móc xích với nhau sao cho thống nhất nội dung từ việc thu thập số liệu đến phân tích thống kê.

- Quá trình nghiên cứu thống kê bao gồm các giai đoạn: Thu thập xử lý tổng hợp và phân tích thống kê. Giai đoạn thứ 3 và giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê. Phân tích thống kê nhằm hoàn thiện toạn bộ công tác thống kê, đi sâu vào bản chất của các hiện tượng kinh tế xã hội làm cho số liệu thống kê có ý nghĩa hơn, sống động hơn, giúp cho người sử dụng tiếp nhận được đầy đủ hơn giá trị của số liệu thống kê.

- Phân tích là nêu lên một cách tổng hơp, qua các biểu hiền bằng số lượng, bản chất và tính quy luật của hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

- Nói một cách khác, phân tích thống kê là xác định các mức độ nêu lên sự biến động, biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các hiện tượng, dự đoán tình hình phát triển tương lai của hiện tượng. Khác với các loại phân tích khác; Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

Phân tích thống kê có liên quan chặt chẽ đến các giai đoạn khác của quá trình nghiên cứu thống kê, đây là giai đoạn mang tính nhận thức bản chất của hiện tượng nghiên cứu, các kết quả của bước này có ý nghĩa quan trọng cho lý luận của các bước trước. Nó có một tầm quan trọng , là không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê.

Chúng ta thấy phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu và các phương pháp phân tích thống kê là công cụ. Vậy khi có số liệu thống kê với đúng nghĩa của nó - đó là mang nội dung kinh tế - xã hội mà ta cần nghiên cứu đúng và chính xác thì ta phải lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê để làm tròn nghĩa vụ của quá trình nghiên cứu thống kê tức là nhận thức về hiện tượng và đưa ra quá trình quản lý nó.

2 - Các phương pháp phân tích thống kê thường sử dụng:

Do đối tượng nghiên cứu của thống kê rất đa dạng và phong phú nên tuỳ theo mỗi đối tượng nghiên cứu, mục đích của mỗi cuộc nghiên cứu và thông tin cuối cùng cung cấp cho đối tượng quản lý nào thì thống kê sẽ đưa ra những phương pháp phân tích thống kê thích hợp và có thể nhận biết hiệu quả nhất về đối tượng mình đang quan tâm. Dưới dây là một số phương pháp phân tích thống kê thường dùng:

- Phương pháp số tương đối, tuyệt đối: Có 5 loại số tương đối.

+ Số tương đối động thái: Sử dụng để biểu hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó.

+ Số tương đối kế hoạch: Bao gồm số tương đối nhiệm vụ, kế hoạch và số tương đối hoàn thành kế hoạch.

+ Số tương đối kết cấu: Dùng để xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận trong một tổng thể.

+ Số tuyệt đối cường độ: Dùng để biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tương nghiên cứu trong một điều kiện lịc sử nhất định. Số tương đối này tính

được bằng cách so sánh chỉ tiêu của 2 hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan đến nhau.

+ Số tương đối không gian (hay còn gọi là số tương đối so sánh)

Loại số tương đối này biểu hiện sự so sánh, đánh giá chênh lệch về mức độ giữa 2 bộ phận trong một tổng thể, hoặc giữa 2 hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian.

Khi sử dụng số tương đối thì phải bảo đảm tính so sánh được của các chỉ tiêu.

- Phương pháp số bình quân: Bình quân cộng, bình quân nhân. Nó cho phép đánh giá thực trạng và phát triển của hiện tượng nghiên cứu.

- Phương pháp phân tổ: Phân tổ theo một tiêu thức, tiêu thức phân tổ ở đây được chọn ra là tiêu thức thống kê nó có thể là tiêu thức số lượng hay tiêu thức thuộc tính; Phân tố theo nhiều tiêu thức hay còn gọi là phân tố kết hợp.

- Phương pháp chỉ số.

- Phương pháp dãy số song song.

- Phương pháp dãy số biến động theo thời gian. - Phương pháp hồi quy tương quan.

Đó là những phương pháp phân tích thống kê truyền thống. Ngoài ra, còn có một số phương pháp phân tích khác như phương pháp hệ số Gini và đường cong Lozen trong phân tích mức độ đồng đều hay biến thiên về mức sống dân cư và chỉ số phát triển con người HDI v.v...

Khi phân tích ta phải kết hợp nhiều phương pháp phân tích để làm phong phú thêm phần thông tin về các hiện tượng và do đó ta càng nhân biết được hiện tượng đó sâu sắc hơn. Đối với mỗi một hiện tượng kinh tế xã hội ta phải chọn những hướng phân tích và các phương pháp phân tích sao cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỐNG KÊ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HẢI DƯƠNG (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w