2 Nhóm chỉ tiêu về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỐNG KÊ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HẢI DƯƠNG (Trang 38 - 45)

II HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN.

2- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn:

2.1. 2 Nhóm chỉ tiêu về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

ngày một hợp lý hơn theo quy luật và xu hướng của sự phát triển kinh tế và khao học kỹ thuật công nghệ. Có nghĩa là chuyển dịch từ ngành có giá trị tăng sang ngành có giá trị tăng thêm cao, cũng đồng nghĩa với việc từ các ngành có hàm lượng lao động thấp với trình độ công nghệ và kỹ năng thấp, phương thức quản lý thấp sang các ngành có hàm lượng lao động cao với trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật cao, phương thức quản lý khoa học. Đặc trưng lớn của một nền kinh tế phát triển là có sự chuyển dịch liên tục theo quy luật trên của cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu lao động, cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.

- Hệ thống chỉ tiêu và kết quả chuyến dịch bao gồm các chỉ tiêu sau:

a- Các chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất:

- Chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất theo ngành kinh tế: Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; Ngành công nghiệp, xây dựng, ngành dịch vụ.

- Chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất theo vùng kinh tế: Vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu long v.v...

- Chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất theo địa giới hành chính các tỉnh, thành phố.

b- Các chỉ tiêu về cơ cấu xuất khẩu:

- Chỉ tiêu tỷ trọng hàng tinh chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Chỉ tiêu tỷ trọng hàng thô (nông, lâm, thuỷ sản, nguyên liệu trong kim ngạch xuất khẩu.

- Chỉ tiêu tỷ trọng hàng nông nghiệp trong tổng kim ngạch XNK. - Chỉ tiêu tỷ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch XNK. - Chỉ tiêu tỷ trọng sản phẩm dịch vụ trong tổng kim ngạch XNK.

c- Các chỉ tiêu về cơ cấu lao động:

- Chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.

- Chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo: Chưa tốt nghiệp PTTH, tốt nghiệp PTTH, tốt nghiệp CĐ, THCN, tốt nghiệp đại học trở lên.

- Chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: Ngành kinh tế khu vực I, ngành kinh tế khu vực II, ngành kinh tế khu vực III.

- Chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế: Khu vực I (khai thác sản phẩm tự nhiên), khu vực II (chế biến sản phẩm từ sản phẩm khai thác), khu vực III (sản xuất sản phẩm dịch vụ)

- Chỉ tiêu về cơ cấu lao động phân theo lao động thành thị và lao động nông thôn.

Ta có số liệu về các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động trong 5 năm (1996 - 2000) của tỉnh Hải Dương.

B1: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo

Đơn vị tính Lần

Năm

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng lao động chưa tốt nghiệp PTTH 0,75 0,75 0,74 0,73 0,72 " tốt nghiệp PTTH 0,01 0,20 0,21 0,22 0,22 " tốt nghiệp THCN, CĐ 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 " đại học trở lên 0,01 0,01 0,01 0,01 0,02 B2: Cơ cấu lao động theo 3 khu vực

Đơn vị tính: Lần

Năm

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng lao động công nghiệp, XD 0,08 0,08 0,07 0,08 0,08 Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 0,83 0,83 0,84 0,84 0,84 Tỷ trọng lao động dịch vụ và khác 0,09 0,09 0,09 0,08 0,08

B3: Cơ cấu lao động theo lao lao động nông thôn và lao động thành thị

Đơn vị tính: Lần

Năm 1996 1997 1998 1999 2000

2.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán cân thanh toán:

Trong thời kỳ thực hiện CNH - HĐH chúng ta gặp phải khó khăn rất lớn đó là thiếu vốn đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật, Nhà nước phải có những chính sách phù hợp khuyến khích đầu tư và hợp tác kinh doanh đối với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Để đánh giá đúng đắn các nguồn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán cân thanh toán.

a - Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư:

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu tư trong nước, ngoài nước. - Chỉ tiêu cơ cấu vốn theo chủ đầu tư.

- Chỉ tiêu về tỷ trọng vốn vốn đầu tư trong GDP.

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuỳ theo phạm vi tính toán, hiệu quả vốn đầu tư cơ bản (ký hiệu HK) được xác định theo các công thức:

∆ GDP ∆ VA ∆ LN HK = --- (1) HK = --- (2) HK = --- (3) K K K

Với phạm vị toàn bộ nền kinh tế thì ta sử dụng công thức (1), với từng ngành thì ta sử dụng công thức (2) và đối với doanh nghiệp thì ta sử dụng công thức (3).

Tuỳ theo mức độ chính xác, cần phan biệt các chỉ tiêu biểu hiện xuất vốn đầu tư cơ bản khác nhau có liên hệ với nhau.

∆ GDP ∆ GDP KSXMR KSX

HK = --- = --- x --- x --- K KSXMR KSX K = HK SXMR x dK SXMR . dK SX

Trong đó:

K là Σ vốn đầu tư cơ bản.

KSXMR: Là vốn đầu tư cơ bản để tái SX mở rộng TSCĐ tính chất sản xuất. KSX : Vốn đầu tư cơ bản để tái SX TSCĐ có tính chất SX.

HK SXM: Là hiệu suất sử dụng vốn đầu tư cơ bản để tái SX mở rộng. dK SXMR: Là tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản để tái SXMR trong Σ số vốn

đầu tư cơ bản cho SX.

dK SX: Tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản để tái SX TSCĐ trong toàn bộ vốn đầu tư cơ bản.

b - Các chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của một nền kinh tếquốc dân bao gồm 3 nội dung: Nội dung về lực lượng sản xuất với lao động và tư liệu sản xuất làm nền tảng, nội dung về trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, nội dung về các quan hệ sản xuất. Trong đây ta chỉ xác định vấn đề về trình độ phát triển khao học kỹ thuật công nghệ, một yếu tố quan trọng của sự thúc đây sự phát triển lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất.

- Những chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm:

+ Chỉ tiêu về số cơ sở khao học kỹ thuật của một quốc gia, một vùng hay một địa phương.

+ Chỉ tiêu vê vốn đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học ở một quốc gia, một vùng, một địa phương.

+ Chỉ tiêu về số đề tài khao học được đăng ký và thực hiện trong một thời gian.

c- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cán cân thanh toán:

Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu về quy mô nợ nước ngoài.

- Chỉ tiêu về chênh lệch XNK.

2.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH của một quốc gia, một vùng hay một địa phương bao gồm 2 hệ thống chỉ tiêu lớn: Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh tổng hợp quá trình CNH - HĐH của toàn bộ nền kinh tế, vùng địa phương nói chung như đã trình bày ở phần trên và hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH của từng ngành kinh tế để cho ta thấy được việc thực hiện quá trình CNH - HĐH ở ngành đó ở mức độ nào và nó đã đạt được những gì. Như đã trình bày trong chuyên đề này ta sẽ tiếp cận với hệ thống chỉ tiêu thống kê CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Ở các nước, khoa học và công nghệ, nhất là khoa học công nghệ mới và hiện đại là nguồn động lực quyết định quá trình CNH - HĐH đất nước. Do đó, ở nước ta thực chất của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng là quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Về cơ sở khoa học là quá trình đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật về công nghệ mới để tạo ra sự chuyển biến mới về chất từ lao động thủ công với các phương tiện thô sơ sang các trình độ khoa học công nghệ mới, trình độ quản lý, tổ chức lao động mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nông nghiệp; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất từ độc canh sang đa canh; chuyển mạnh từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, gồm sản xuất với chế biến và hướng xuất khẩu với công nghệ kỹ thuật cao.

Từ quan điểm nêu trên quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết và có những nội dung chính sau đây:

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật mới hiện đại hoá trong nông nghiệp.

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho ngành thuỷ lợi; đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật thuỷ lợi vào sản xuất, đảm bảo tưới tiêu nớc chủ động, khoa học đáp ứng yêu cầu sinh trưởng cho cây trồng.

- Đưa nhanh quy trình công nghệ mới như giống cây trồng mới, con gia súc mới vào sản xuất, đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

- Trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trang bị nhanh quá trình cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá vào ngành nông nghiệp.

- Đẩy mạnh áp dụng các mô hình quản lý tiến bộ chăm sóc nguồn lực, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp và nông thôn.

Từ những nội dung cơ bản trên, với chức năng của ngành thống kê từ nhiều năm qua chúng ta tổ chức nhiều cuộc điều tra phản ánh điều kiện, kết quả và quá trình sản xuất. Nhưng hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn nhìn chung chưa đầy đủ và thiếu tính hệ thống. Do đó, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phục vụ theo dõi việc thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ VIII của Đảng phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là rất cần thiết. Để thực hiện điều đó, một mặt phải hệ thống hoá lại những chỉ tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn đã, mặt khác phải xây dựng tiếp các chỉ tiêu con thiếu, các chỉ tiêu đặc trưng của từng vùng, từng địa phương để cho hệ thống chỉ tiêu được hoàn chỉnh , đồng bộ trong cả nươc đó chính là bước khởi đầu, nội dung quan trọng của viêc thống kê quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong chặng đường đầu ở nước ta.

Từ những vấn đề lý luận và cơ sở khoa học đã nêu trên, theo chúng tôi hệ thống chỉ tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn bao gồm các chỉ tiêu với nội dung và phương pháp sau:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỐNG KÊ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HẢI DƯƠNG (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w