0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ thống giống mới:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỐNG KÊ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HẢI DƯƠNG (Trang 45 -55 )

II HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN.

2- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn:

2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ thống giống mới:

Với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, các cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực của khoa học phát triển nhanh chưa từng thấy trong mấy thập kỷ qua. Đặc biệt là công nghệ sinh học với công nghệ về các kỹ thuật lai, cấy ghép tế bào, kỹ thuật gen và kỹ thuật sinh sản vô tính đã mở ra cho ngành nông nghiệp một triển vọng mới với những loại cây trồng và vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, chi phí giảm để đẩy nhanh thâm canh trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Đó chính là quá trình sinh học hoá nông nghiệp.

Sinh học hoá nông nghiệp là quá trình áp dụng những thành tựu mới của khoa học sinh vật, khoa học sinh thái vào trong lĩnh vực nông nghiệp nhanh chóng thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý.

Nội dung của quá trình sinh học hoá nông nghiệp bao gồm các vấn đề sau: - Giống cây trồng vật nuôi đây là nội dung quan trọng chủ yếu của sinh học hoá ngày càng ứng dụng rộng vào trong nông nghiệp.

- Kết quả của ứng dụng ngày càng phải tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về mặt chất lượng và mặt số lượng: Biểu hiện ở năng suất cây trồng vật nuôi, số lượng các giống cây trồng vật nuôi mới được tạo ra và điều quan trọng là hàm lượng chất dinh dưỡng trong các sản phẩm thu được tức là chất lượng của sản phẩm đó.

Sự thay đổi đó đã tác động làm thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. - Nhóm cây lương thực sẽ giảm xuống, cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại cây có giá trị kinh tế cao tăng lên đột biến.

- Trong chăn nuôi, cơ cấu đàn lợn sẽ giảm xuống, các vật nuôi có giá trị sản phẩm tốt tăng lên như đàn bò, tăng thịt gia cầm.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật cho từng vùng đất, từng loại đất, từng nhóm đất: Nhóm đất rộng người ta chọn cơ giới hoá nông nghiệp, mục tiêu là năng suất lao động; Nhóm đất hẹp người đông, mục tiêu là năng suất đất hay hiệu quả sử dụng đất cao, người ta đi vào sinh học và hoá học hoá; Nhóm dất trong điều kiện nhiệt đới cấy lúa nước, thì mục tiêu là tăng năng suất cây trồng, cải tạo để sử dụng được nhiều vụ, thì đi vào thuỷ lợi hoá.

Với những nội dung như vậy nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ thống giống mới bao gồm các chỉ tiêu sau đây:

- Chỉ tiêu quy mô, cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi tốt mới đưa vào sử dụng.Quy mô giống cây trồng vật nuôi tốt mới đưa vào sử dụng là số lượng giống cây trồng vật nuôi mới đươc lai tạo hay nhập từ nước ngoài..vv,được các cơ quan khoa học,kỹ thuật giám định công nhận và thực tế đã đạt năng suất cao hơn hẳn các giống cũ hiện có.Cơ cấu cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi tốt mới đưa vào sử dụng được nghiên cứu theo nhiều tiêu thức tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể theo loại giống, có thể theo diện tích ..vv.

- Chỉ tiêu quy mô, cơ cấu số đơn vị (quốc doanh, ngoài quốc doanh) sử dụng giống cây trồng, vật nuôi tốt (giống mới). Đó là các đơn vị có thể là tư nhân, tập thể sử dụng các loai giống cây trồng vật nuôi mới như đã đươc trình bày ở trên. Cơ cấu cũng có thể đươc nghiên cứu theo nhiều tiêu thưc khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu

- Chỉ tiêu quy mô, cơ cấu diện tích canh tác được áp dụng các quy trình sản xuất mới.Quy mô là số diện tích trong địa bàn được áp dụng các chương trình kỹ thuật mới như áp dụng các chương trình của các viện cây, các viên nghiên cứu hoặc của các nước tiên tiến trên thế giới.

- Chỉ tiêu tỷ lệ diện tích gieo trồng giống mới trong tổng số diện tích gieo trồng. Chỉ tiêu này được xác định số diên tích được gieo trồng giống mới trên tổng số diện tích được gieo trồng của địa phương.

- Chỉ tiêu tỷ lệ số đầu vật nuôi giống mới so với tổng số vật nuôi. Chỉ tiêu này được xác định bằng số đầu vật nuôi giống mới trên tổng số vật nuôi trong đia bàn.

Nguồn số liệu:

- Biểu 10/NN "Diện tích, năng suất, sản lượng cây lâu năm" đối với các loại cây lâu năm.

- Đối với cây hàng năm thì ta phải thông qua số liệu của các cơ sở khuyến nông, các trạm sản xuất giống cây và Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Đối với các loại vật nuôi ta cũng phải lấy số liệu ở các cơ sở giống như trên đối với cây hàng năm và cũng có thể điều tra mẫu để suy rộng.

2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thuỷ lợi:

Thuỷ lợi là vấn đề hết sức quan trọng đối với nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thuỷ lợi là một điều quan trọng và chiếm vị trí quan trọng trong nông nghiệp nông thôn, đó chính là quá trình thuỷ lợi hoá nông nghiệp nông thôn.

Thuỷ lợi là quá trình áp dụng một tổng thể các biện pháp. Sử dụng nước trên mặt đất, nước ngầm phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân, đồng thời hạn chế mọi tác hại do nước gây ra.

Là quá trình cải tạo và quá trình chinh phục tự nhiên trên cơ sở nhận thức được quy luật tự nhiên bao gồm nước dòng chảy, chế độ thuỷ văn, mưa bão ... Vì vậy, đó là quá trình lâu dài và phức tạp.

Thuỷ lợi hoá là quá trình xây dựng hệ thống công trình tưới tiêu hoàn chỉnh, đồng bộ cho từng vùng, cho từng địa phương và cho cả nước. Bằng cách xây dựng các công trình nhằm thay thế công cụ sử dụng nước thô sơ bằng công cụ sử dụng nước hiện đại, thay thế chế độ sử dụng nước lạc hậu,

thô sơ bằng chế độ sử dụng nước khoa học, thay thế chế độ quản lý giản đơn bằng chế độ quản lý tiên tiến.

Nội dung của thuỷ lợi hoá nông nghiệp bao gồm các mặt sau:

- Trị thuỷ các dòng sông lớn, nước ta có nhiều dòng sông lớn hàng năm thường gây ra các thiên tai lũ lụt, như vậy việc trị thuỷ các dòng lớn bao gồm các mặt:

+ Nạo vét lòng sông, khai thông dòng chảy.

+ Trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ giữ nước lại trong mùa mưa, hạn chế nước chảy sói mòn đất màu.

+ Củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều nhất là những nơi xung yếu chuẩn bị phương pháp phân lũ nếu như thiên tai xảy ra với cường độ lớn tạo điều kiện do trị thuỷ các dòng sông lớn.

- Xây dựng các hệ thống công trình thuỷ lợi hoàn chỉnh và đồng bộ + Xây dựng hệ thống thuỷ lợi bao gồm các công trình loại lớn, loại vừa và loại nhỏ gắn bó hữu cơ với nhau và trong từng công trình đều có đầy đủ các trang thiết bị, các bộ phận cần thiết để có thể đưa nước từ đầu nguồn đến chân ruộng và tháo nước ra khỏi ruộng khi cần thiết. Đòi hỏi phải quy hoạch thuỷ lợi: Khảo sát, quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng thường xuyên và có quan hệ tốt giữa thuỷ lợi và các hợp tác xã để kịp thời hoạt động.

+ Xây dựng chế độ tưới tiêu khoa học. Tưới tiêu khoa học là đảm bảo lượng nước cần thiết phù hợp với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng giai đoạn phát triển và trên từng loại đất, từng loại cây trồng.

+ Hiệu quả của thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả cao trên cơ sở khai thác các công trình một cách tổng hợp, phối hợp không những cho nông nghiệp còn cho các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Thuỷ lợi hoá chỉ đạt hiệu quả cao vững chắc công trình đạt hiệu quả cao và đồng bộ.

Như vậy cơ sở vật chất kỹ thuật thuỷ lợi bao gồm số lượng, năng lực thiết kế và năng lực huy động thực tế của các loại công trình đã xây dựng xong đưa vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và khả năng tưới, tiêu của các công trình bao gồm các công trình: Công trình thuỷ nông, công trình độc lập, công trình phụ thuộc, thuỷ điện kết hợp với thuỷ nông, kênh tạo nguồn.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các chỉ tiêu sau:

a - Các chỉ tiêu phản ánh quy mô các công trình đại, trung thuỷ nông được xây dựng và công suất thiết và năng lực huy động thực tế của các công trình.

- Công trình thuỷ nông gồm những công trình thuỷ lợi phục vụ chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, hồ chứa, trạm bơm, cống dẫn nước, đập dâng, công trình tạo nguồn, đê ngăn lũ, ngăn mặn.

- Công trình độc lập là những công trình đầu mối trực tiếp chứa nước, dẫn nước, bơm nước ... từ các sông hồ thiên nhiên hoặc hồ nhân tạo phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, ngăn lũ, ngăn mặn bảo vệ mùa màng v.v.... Không phân biệt phạm vi tưới, tiêu, ngăn mặn, ngăn lũ tạo nguồn các công trình đó lớn hay nhỏ từ xã quản lý trở lên.

- Công trình phụ thuộc: Những công trình thuỷ nông nằm trong công trình đầu mối (độc lập) thường là đập dâng, trạm bơm chuyển tiếp nước lên đồng ruộng ở mục này chỉ yêu cầu báo cáo riêng trạm bơm điện, dầu, đập dâng nếu có.

- Thuỷ điện kết hợp với thuỷ nông là những công trình có nhiệm vụ phát điện phục vụ sản xuất (như xay xát, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp phục vụ cho sinh hoạt, bơm nước tưới cho cây trồng. Những công trình được xây dựng ở các tỉnh, huyện miền núi.

- Kênh tạo nguồn là những kênh chỉ có khả năng dẫn nước từ các sông hồ thiên nhiên tới khu vực cần tưới nước tuy đã hoàn thành đầu tư xây dựng

nhưng chưa đưa nước tưới đến mặt ruộng, muốn đưa nước lên mặt ruộng phải sử dụng các biện pháp khác bổ trợ.

Nguồn số liệu:

- Thông qua chế độ báo cáo thống kê định kỳ chính thức của doanh nghiệp làm dịch vụ thuỷ lợi và các tài liệu khác của ngành thuỷ lợi để lập báo cáo

- Căn cứ vào biểu 04/NN "Công trình thuỷ lợi" trong chế độ báo cáo và điều tra thống kê Nông - Lâm - Nghiệp.

b - Các chỉ tiêu thống kê hiệu quả quá trình thuỷ lợi hoá nông nghiệp và nông thôn.

Để đánh giá quá trình thuỷ lợi hoá nông nghiệp nông thôn ta không chỉ tính những chỉ tiêu phản ánh số lượng quy mô các công trình thuỷ lợi mà chúng ta phải xem xét hiệu quả của nó. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả thuỷ lợi hoá bao gồm:

- Chỉ tiêu diện tích gieo trồng được tưới tiêu bằng các công trình thuỷ lợi lànhững diện tích gieo trồng được các công trình thuỷ lơi bơm nước ,dẫn nước hoặc các phương tiện thủ công đưa nước vào ruộng cung cấp cho cây trồng suốt trong cả vụ hoặc trong một thời vụ nhất định.

- Chỉ tiêu diện tích gieo trồng được tưới tiêu khoa học bằng các công trình thuỷ lợi là những diện tích gieo trồng được tưới tiêu theo một quy trình khoa học nhất,sao cho phù hợp với sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng,có thể là áp dụng một quy trình giống mới hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm để cho ra những giống mới tốt hơn.

- Diện tích được thau chua, rửa mặn bằng các công trình thuỷ lợi. Những diện tích bị nhiễm mặn hoặc ít có mưa ,đất bị thơi chua .Song nhờ khai thác được nguồn nước ngọt dùng các biện pháp thuỷ lợi đưa nước ngọt

- Diện tích được tiêu úng là những diện tích bị ngập úng được tiêu nước kịp thời nhờ các biện pháp và các phương tiện của thuỷ lợi khác nhau để cây trồng tiếp tục phát triển bình thường cho năng suất và chất lượng như các diện tích không bị ngập úng.

Nguồn số liệu:

- Dựa vào biểu 05/NN "Cơ giới hoá làm đất và tưới tiêu cho cây". - Biểu số 13/NN "Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp" phần "Dịch vụ nông nghiệp".

Ta có một số chỉ tiêu thuỷ lợi hoá nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm của tỉnh Hải Dương, bảng sau:

Chỉ tiêu ĐV tính 1996 1997 1998 1999 2000

Số trạm bơm Trạm 861 864 865 869 871 Tổng công suất các trạm bơm m3/h 2.683100 2.748.10

0 2.784.10 0 2.845.10 0 2.929.10 0 Máy bơm các loại Cái 2.916 3.536 3.777 3.893 4.130 Công suất thiết kế 1000

m3/h

2.562,2 3.081,6 3.292,4 3.459,2 3.621,6

Diện tích được tưới tiêu cả năm ha 78.800 79.916 79.720 80.825 80.930 Chiều dài kênh mương được kiên cố

hoá

km 14,6 18,5 20 21 30

2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá trong nông nghiệp và nông thôn:

a - Các chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ cơ khí hoá:

- Cơ giới hoá là quá trình thay thế công cụ thô sơ bằng công cụ cơ giới, thay thế động lực gia súc, con người bằng động lực máy móc; thay thế phương thức sản xuất lạc hậu bằng phương pháp sản xuất khoa học.

- Nội dung cơ giới hoá trong nông nghiệp nông thôn bao gồm:

+ Cơ giới hoá từng khâu riêng biệt với từng máy riêng lẻ. Đây là giai đoạn đầu của cơ giới hoá ở khâu làm đất và khâu tưới nước, đó là khâu nặng

nhọc và tốn nhiều công lao động. Với đặc trưng sử dụng nhiều máy riêng lẻ, có sự phối hợp giữa làm máy và làm thủ công.

+ Giai đoạn cơ giới hoá tổng hợp, thực hiện một cách đồng bộ, sử dụng máy móc vào toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất từ khâu làm đất đến kiểm tra sản phẩm. Đặc trưng cơ bản là ra đời hệ thống máy là tổng thể các máy bao gồm máy chính, máy phụ bổ sung cho nhau hoàn thành tất cả các loại công việc kể cả các việc từ ban đầu đến lúc tạo ra sản phẩm.

+ Giai đoạn ba là giai đoạn tự động hoá, giai đoạn cao của cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn. Sử dụng máy với điều khiển tự động để hoàn thành tất cả các khâu sản xuất từ lúc bắt đầu đến khi ra sản phẩm cuối cùng, loại trừ lao động chân tay, vai trò của con người giám sát điều chỉnh, theo dõi sự hoạt động của hệ thống máy. Tự động hoá áp dụng rộng rãi trước hết trong ngành chăn nuôi, trồng trọt cũng thực hiện từng phần để công nghiệp hoá.

- Những chỉ tiêu thống kê phản ánh cơ giới hoá trong nông nghiệp bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị máy móc thiết bị như số lượng và công suất các loại thiết bị máy móc chủ yêu dùng trong nông nghiệp như:

+ Máy kéo bao gồm: Máy kéo lớn (trên 12CV), máy kéo nhỏ (từ 12CV trở xuống)

+ Máy công tác bao gồm: Máy tuốt lúa, máy bơm nước, máy nghiền thức ăn gia súc, bình phun thuốc trừ sâu có động cơ, , cưa cơ động có các loại, tàu đánh cá cơ giới, thuyền xuồng, nghề đánh cá cơ giới, ô tô có máy ướp lạnh thuỷ sản các loại ...

- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng may móc thiết bị trong nông nghiệp:

+ Tỷ lệ diện tích được làm đất bằng máyđược xác định bằng số diên. tích gieo trồng được làm bằng máy trên tổng số diện tích gieo trồng của địa phương tính cho từng vụ hoặc cho cả năm.

+ Tỷ lệ diện tích được gieo trồng bằng máy bằng số diên tích gieo trồng được gieo trồng bằng máy trên tổng số diện tích gieo trồng của địa phương tính cho từng vụ hoặc cho cả năm..

+ Tỷ lệ diện tích chăm sóc bằng máy là số diện tích gieo trồng được chăm sóc bằng máy trên tổng số diện tích gieo trồng của địa phương tính cho từng vụ hoặc cho cả năm..

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỐNG KÊ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HẢI DƯƠNG (Trang 45 -55 )

×