Kiểm soát các nguồn di động

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ pptx (Trang 42 - 46)

4. Phương pháp kiểm soát chất thải ở các thành phố đang phát triển

4.4. Kiểm soát các nguồn di động

4.4.1. Phân tích tình hình

Ở các trung tâm thành phố, phương tiện thải ra 90-95% khí CO và chì, cũng như 60-70% lượng NOx và HC. Các chất thải này thường ở gần khu vực dân cư nên khả năng phơi nhiễm thường cao và các nguy cơ sức khỏe tiềm tàng rất lớn.

Trong khi hầu hết số lượng phương tiện tập trung ở các nước đã phát triển, ô nhiễm phương tiện ở các nước đang phát triển đang ngày càng trầm trọng hơn do mật độ phương tiện tăng nhanh (xem Hình 12), gia tăng khoảng cách đi lại, cũng như tỉ lệ xả thải cao của các đoàn xe. Nguyên nhân của tình trạng này là do tỉ lệ động cơ gắn máy hai kì gây ô nhiễm tương đối cao, ùn tắc giao thông làm tăng mật độ chất thải trên mỗi ki-lô-mét đi qua, chất lượng nhiên liệu thấp, bao gồm

hàm lượng chì cao, kiểm soát khí thải không hiệu quả, bảo trì kém, hay tuổi thọ trung bình cao của các đoàn xe (Các yếu tố cụ thể đã được liệt kê trong Hộp 8).

Nhiều quốc gia trên thế giới đã điều chỉnh và thực hiện các chính sách giảm thiểu chất thải, vì thế nồng độ bao quanh của các chất gây ô nhiễm không khí do phương tiện thải ra như NOx, CO, chì và hydrocarbons đã giảm ở hầu hết các nước phát triển trong vòng hai thập kỉ qua (USEPA 1995; UNECE 1999). Mặc dù chất lượng không khí được cải thiện ở các quốc gia đang phát triển thịnh vượng nhất nhưng ở hầu hết những quốc gia đang phát triển khác, các dữ liệu cho thấy cả khí thải phương tiện và nồng độ bao quanh của các chất gây ô nhiễm không khí do phương tiện gây ra lại tăng lên (WHO 1997). Tuy nhiên, việc tất cả các quốc gia loại bỏ sử dụng chì- một chất phụ gia nhằm tăng khả năng chống nổ của nhiên liệu đã giúp giảm đáng kể nồng độ chì trong không khí. Các quốc gia đạt được những thành tựu trên là nhờ chú ý giảm hoạt động xả thải ở nguồn thích hợp mà sau đó được đánh giá là các nguồn tiết kiệm chi phí nhất. Thành công đó là lý do để các nhà chức trách tập trung tìm ra các biện pháp giải quyết các đối tượng gây ô nhiễm nghiêm trọng ở các nước đang phát triển mà hiện nay chủ yếu là phương tiện chạy dầu diesel. Vì thế, giảm thiểu chất thải sulfat từ động cơ diesel sẽ là bước tiếp cận kinh tế tiếp theo, nhằm giảm nồng độ vật chất dạng hạt cũng như các nguy cơ sức khỏe tương ứng ở các nước đang phát triển.

Các nước đang phát triển đã sớm ban hành luật lệ nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn xăng pha chì, để giảm thiểu nhanh nồng độ chì tập trung trong không khí. Bảng 10 cho biết tiến độ loại bỏ xăng pha chì ở châu Á và châu Phi.

Hình 13 mô tả mối liên hệ giữa xăng pha chì và nồng độ chì trong không khí ở Bangkok. Rõ ràng, loại bỏ xăng pha chì giúp giảm rõ

37

rệt nồng độ chì trong không khí xung quanh. Hình 14a-c mô tả hàm lượng sulfur hiện nay trong nhiên liệu diesel ở châu Phi, châu Á và Mĩ Latin (PCFV, 2009).

Hình 12. Sự gia tăng mật độ phương tiện hạng nhẹ ở các khu vực trên thế giới.

Số lư ợ ng ph ươ ng ti ệ n (t ri ệ u)

38

Hộp 8. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất thải động cơ phương tiện

Có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến chất thải gây ô nhiễm từ các nguồn di động, bao gồm: Các đặc tính của phương tiện/nhiên liệu

● Chủng loại và kĩ thuật động cơ; hệ thống phun nhiên liệu; hệ thống dẫn động và các đặc điểm động cơ khác.

● Hệ thống xả, hộp trục khuỷu, bộ chuyển đổi xúc tác, hệ thống tuần hoàn khí thải; ● Tuổi thọ, quãng đường đi, điều kiện cơ học của động cơ, mức độ tảo trì. thích hợp; ● Thuộc tính và chất lượng nhiên liệu (tham khảo thêm ở Giáo trình, phần viết về động

cơ và nhiên liệu). Đặc tính của phương tiện

 Tỉ lệ các phương tiện lưu thông trên đường phố (số lượng và chủng loại động cơ); ● Mức độ sử dụng động cơ (ki-lô-mét trên mỗi động cơ/ năm) phân theo chủng loại; ● Tuổi thọ động cơ;

● Tiêu chuẩn chất thải thực tế và động cơ/trở ngại trong việc mua các động cơ sạch hơn;

● Mức độ tương xứng và độ bao phủ của các chương trình bảo trì động cơ; ● Các chương trình sử dụng nhiên liệu sạch.

Ở các thành phố đang phát triển, số lượng động cơ gắn máy ("bức xạ cao") không nhiều nhưng thường lại gây ô nhiễm cao hơn.

Đặc trưng vận hành

 Độ cao, nhiệt độ, độ ẩm (đối với NOx);

● Cách thức sử dụng phương tiện - số lượng và chiều dài của các thiết bị nhả (trips), số lần khởi động lạnh, tốc độ, trọng tải, độ hung hãn của tài xế;

● Mức độ ùn tắc giao thông, lưu lượng và chất lượng cơ sơ hạ tầng đường xá, cũng như các hệ thống kiểm soát giao thông;

40

Bảng 10. Tiến độ loại bỏ chì ở châu Á và châu Phi

Năm Quốc gia châu Á Quốc gia châu Phi

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ pptx (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)