Kiểm soát nguồn điểm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ pptx (Trang 41 - 42)

4. Phương pháp kiểm soát chất thải ở các thành phố đang phát triển

4.3.Kiểm soát nguồn điểm

Các phương án quản lí chất lượng không khí ở nguồn điểm bao gồm:

5. Lựa chọn địa điểm và lên kế hoạch; 6. Cắt giảm các nguồn xả thải;

a. Quản lí và thay đổi quá trình làm việc;

b. Tối ưu hóa quy trình; c. Thay đổi quá trình đốt; d. Thay thế nhiên liệu; 7. Kiểm soát chất thải.

Quá trình hoạch định một phương pháp mới thường vạch ra những phương án hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, liên quan đến việc lựa chọn địa điểm cẩn thận nhằm tối ưu hóa độ phân tán, cũng như khoảng cách từ địa điểm định lắp đặt thiết bị đến các môi trường tiếp nhận nhạy cảm như môi trường thiên nhiên hay khu dân cư và khu thương mại.

Các giải pháp thay đổi quy trình sản xuất hay công nghệ giám sát ô nhiễm hiện nay thường có quy mô nhỏ hơn. Các phương pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm tiết kiệm chi phí giúp giảm nguồn thải: quản lí và thay đổi quá trình làm việc; tối ưu hóa quy trình; thay đổi quá trình đốt; thay thế nhiên liệu. Mỗi phương pháp có tác động khác nhau lên các chất gây ô nhiễm khác nhau. Ví dụ, tối ưu hóa quy trình có thể giảm thiểu một số lượng lớn các hợp chất độc hại và dễ bay hơi, nhưng ít có tác dụng lên các chất thải NOx và SO2. Ngược lại, thay thế nhiên liệu có thể giảm lượng NOx và SO2 nhưng lại ít có tác dụng với các hợp chất khác.

Việc kiểm tra quản lí chất thải, nguồn thải, nồng độ thải của nguồn, cũng như các thay đổi hoạt động tương ứng, yêu cầu tiến hành các thủ tục quản lí và bảo trì để đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống, mức độ bảo trì thiết bị cũng như việc huấn luyện và chỉ đạo nhân viên. Mục đích ở đây là tối thiểu hóa các phóng thải thoát cũng như tổn thất chất

lỏng và chất rắn dự trữ, thông qua việc thay đổi thành phần chất liệu sử dụng sao cho giảm thải mà chất lượng sản phẩm vẫn được duy trì.

Phương án tối ưu hóa quy trình cố gắng giảm thiểu chất thải bằng việc thay đổi quy trình sản xuất mà vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm hay số lượng sản xuất, thường tiến hành một loạt các thay đổi mà trong đó thay đổi một yếu tố trong quy trình sản xuất, ví dụ như nhiệt độ, thông gió hay tốc độ kênh truyền.

Thay đổi việc đốt cháy, tăng cường dòng nhiên liệu trong buồng đốt, thay đổi hình dạng buồng đốt, cũng như kiểm soát chặt chẽ nguồn oxy cung cấp cho các buồng đốt có thể giảm thiểu một lượng lớn chất thải NOx.

"Các phương án quản lí chất lượng không khí hiệu quả và tiết kiệm chi không khí hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất thường được đề xuất trong quá trình lên kế hoạch cho một phương pháp mới."

Phương pháp thay thế nhiên liệu có thể là chuyển từ sử dụng một nhiên liệu bẩn như than đá sang thành một nhiên liệu sạch hơn như khí gas tự nhiên. Phương pháp này kinh tế hơn nhiều so với tiến hành loại bỏ SO2 khỏi chất thải. Người ta cũng thường pha trộn nhiên liệu, ví dụ như pha trộn than đá hàm lượng sulfur thấp với than đá hàm lượng sulfur cao, hay các hỗn hợp than đá/dầu mỏ để giảm thải SO2. Cũng có thể giảm thải trong quá trình sử dụng than đá làm nhiên liệu bằng việc rửa than để giảm tỉ lệ chất gây ô nhiễm có trong than. Các ống khói cao cũng thường được sử dụng để làm giảm nồng độ mức mặt đất với chi phí sản xuất thấp nhất. Mức độ hiệu quả của chúng phụ thuộc vào độ cao, tốc độ và nhiệt độ của các ống khí, cũng như các điều kiện không khí như tốc độ gió, tính ổn định của khí quyển, địa hình khu vực cũng như chất

36

lượng không khí. Nếu lắp đặt đúng cách, các ống khói cao từ 200-400m có thể giảm nồng độ mức mặt đất của các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các ống này không giúp giảm thải mà chỉ phân tán chúng trong một khu vực rộng hơn mà thôi. Nếu mật độ chất thải quá dày đặc hoặc môi trường tiếp nhận quá nhạy cảm, các ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như lắng tụ axit và giảm diện tích rừng có thể xuất hiện ở các khu vực hẻo lánh.

Một số kĩ thuật kiểm soát chất thải dạng khí và và dạng hạt (được mô tả chi tiết trong các tài liệu về tiêu chuẩn, ví dụ như Liu&Liptak 1997) tương đối hiệu quả, song một số yêu cầu đầu tư trang thiết bị cao và đòi hỏi bảo trì cơ sở hạ tầng, thậm chí vượt quá yêu cầu đáp ứng của một số nước đã và đang phát triển. Tuy nhiên, cũng có một số phương pháp tiết kiệm chi phí hơn. Các nước đang phát triển thường sử dụng các phương pháp giảm thải kinh tế và phù hợp nhất mà tiêu biểu là thay thế nhiên liệu, chẳng hạn như đưa vào sử dụng nhiên liệu có hàm lượng sulfur và độ tro thấp, kết hợp với các hoạt động quản lí giảm thải.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ pptx (Trang 41 - 42)