Đánh giá các phương án kiểm soát

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ pptx (Trang 40 - 41)

4. Phương pháp kiểm soát chất thải ở các thành phố đang phát triển

4.2. Đánh giá các phương án kiểm soát

định hướng chiến lược tổng thể, ví dụ như sử dụng đất, giao thông, năng lượng, và hoạch địch phát triển công nghiệp. Nếu các lĩnh vực này không thống nhất với nhau, sẽ rất khó để có thể tăng trưởng nhanh. Người ta đã phát triển các mô hình chi tiết hơn nhằm đánh giá các tương tác và hệ quả biến đổi chất lượng không khí trong các khu vực này. Tuy nhiên, có thể phải tốn hàng chục năm để cải thiện rõ rệt chất lượng không khí do chịu tác động của việc thay đổi sử dụng đất, giao thông, năng lượng và định hướng phát triển công nghiệp. Do vậy, việc đề ra một biện pháp cụ thể đối với vấn đề kiểm soát chất thải đang trở nên rất cấp thiết. Hiện đã có hệ thống hỗ trợ giải quyết vấn đề đối với kiểm soát chất lượng không khí công nghiệp, trong đó tập trung hỗ trợ các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong việc phân tích và hình thành các lựa chọn chính sách cũng như cách thức kiểm soát. (WHO 1995b). Khóa học cơ bản của SEEI về quản lý chất lượng không khí đã đưa ra một module đặc biệt và đặt ra rất nhiều câu hỏi liên quan (SEI 2008). Ngân hàng Thế giới mới đây cũng đưa ra bản báo cáo với tiêu đề "Các giải pháp kinh tế đối với vấn đề nâng cao chất lượng không khí ở các thành phố châu Phi ở vùng hạ Saharan", tóm tắt các lựa chọn chi phí thấp đối với các chỉ số năng lực

quản lí chất lượng không khí (chất thải, mô hình, giám sát, đánh giá tác động lên sức khỏe và môi trường), cũng như các lựa chọn đối với chính sách giao thông và công nghiệp, bên cạnh vấn đề ô nhiễm ở các nguồn khu vực, khuếch tán xuyên biên giới và các chất khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

4.2.Đánh giá các phương án kiểm soát soát

Nếu các phương án kiểm soát đều đảm bảo tính pháp lí, cần tiếp tục đánh giá qua các yếu tố sau:

● Yêu cầu kĩ thuật; ● Khả năng tài chính;

● Cân bằng xã hội giữa phí tổn và lợi ích;

● Phí tổn và lợi ích đối với sức khỏe và môi trường;

● Tốc độ áp dụng phương án kiểm soát;

● Tính bắt buộc thi hành.

Chất lượng không khí đã được cải thiện đáng kể ở nhiều nước phát triển, tuy nhiên chi phí cho vấn đề này vẫn rất cao; vì vậy, một số phương pháp không thể áp dụng được ở nhiều nước đang phát triển do yêu cầu nguồn lực quá cao.

Yêu cầu kiểm soát ô nhiễm không khí ở nhiều nước được xác định dựa trên cơ sở đánh giá tác động của các chất gây ô nhiễm đối với sức khỏe và môi trường (định hướng theo tác động). Mức độ xả thải được phép tăng nếu việc tăng lên không gây tác động xấu đến sức khỏe và môi trường, hoặc không vượt quá các tiêu chuẩn chất lượng cho phép. Trong những trường hợp vượt quá tiêu chuẩn cho phép, có thể tiến hành các biện pháp nhằm giảm thiểu nồng độ chất thải ngoài trời. Một số nước đưa ra chính sách quản lí chất lượng không khí dựa trên tiêu chuẩn đối với công nghệ tốt nhất hiện hành, hoặc các kĩ thuật tốt nhất có thể mà vẫn không làm tăng chi phí (định hướng theo nguồn). Hầu hết các nước đã phát triển

35

đều đồng thời áp dụng cả hai nguyên tắc trên (UNECE 1999).

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ pptx (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)