Kỹ thuật sản xuất tinh bột sắn khoa

Một phần của tài liệu Chương 1 Kỹ Thuật Bảo Quản và Chế Biến Nông Sản (Trang 28 - 29)

Tinh bột sắn khoai được sản xuất dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Qui trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn khoai được thực hiện theo sơ đồ hình 1.8.

Hình 1.8. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn

Ngâm: Nhằm tách bớt nhựa để tanin của củ không bị oxy hóa, sản phẩm không bị đen

đồng thời cũng làm bở đất để nâng cao hiệu quả rửa sạch.

Đối với sắn, khoai lang và dong riềng trước khi rửa cần qua giai đoạn ngâm, thời gian ngâm 4 ÷ 8h.

Để hạn chế sự hoạt động của vi sinh vật nên cho vôi với tỷ lệ 1,5kg/m3 nước. Đối với loại củ dài nên cắt khúc, sau đó tiến hành rửa trên các máy rửa rồi đưa qua máy nghiền hoặc máy mài.

Nghiền : Các hạt tinh bột đều nằm trong tế bào của củ. Muốn tách lấy tinh bột phải phá

vỡ tế bào.

Phá vỡ triệt để thì hiệu suất lấy tinh bột cao, vì vậy nghiền là khâu quan trọng nhất trong công nghệ sản xuất tinh bột.

Để nghiền nhỏ người ta có thể dùng máy mài, xát hoặc máy xay kiểu hai thớt.

Tách bã: Việc tách bã được chia hai giai đoạn: tách bã thô và tách bã mịn. Tách bã thô

thường dùng rây lỗ lớn để tách lấy tinh bột tự do.

Phần lọt qua rây chuyển qua ly tâm để tách dịch bào, phần không lọt qua rây đưa qua máy nghiền lần thứ 2.

Tách bã mịn còn gọi là tinh chế. Để tách bã mịn người ta thường dùng hệ thống nhiều máy rây có đường kính lỗ nhỏ dần. Để nâng cao hiệu suất rây cần phải xối nước liên tục và hiệu chỉnh nồng độ sữa tinh bột ra khỏi rây.

Tách dịch bào: Để tách dịch bào có thể dùng máng lắng hoặc máy ly tâm.

Tách dịch bào bằng máng lắng không triệt để, kéo dài thời gian và mức độ cơ khí hóa thấp.

Máy ly tâm: trước khi qua máy ly tâm phải rây để loại sơ bộ xơ và các phần tử lớn. Cần chú ý là dịch bào củ khi thoát khỏi tế bào tiếp xúc với oxi không khí sẽ nhanh chóng bị oxy

Khoai sắn tươi Ngâm Cắt khúc

Tách bã Nghiền mài Rửa sạch Tách dịch bào

Tinh chế sữa tinh bột

Tinh bột ư ớ t

hóa tạo thành những chất màu làm cho tinh bột không trắng và khó tẩy rửa bằng nước. Quá trình oxi hóa dịch bào trong sữa bột thô bắt đầu từ khi mài, xát và đặc biệt xẩy ra rất nhanh khi đảo trộn sữa bột thô. Để tránh hiện tượng này, sản phẩm sau khi mài, xát nên cho ngay vào nước.

Tách tinh bột : Để tách tinh bột có thể dùng bể lắng hoặc ly tâm. Sau khi qua ly tâm độ

ẩm tinh bột giảm xuống còn 38 ÷ 40%. Đây là tinh bột ướt thuần khiết được đưa vào sử dụng trong các ngành công nghiệp chế biến khác. Nếu cần bảo quản lâu thì phải qua phơi sấy.

Một phần của tài liệu Chương 1 Kỹ Thuật Bảo Quản và Chế Biến Nông Sản (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w