II.Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam: (Trang 53 - 56)

- ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ:

II.Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy đầu tư

triển kinh tế nhằm thúc đẩy đầu tư

1.Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nhằm thu hút đầu tư

1.1.Giải pháp thu hút đầu tư từ nguồn vốn trong nước

- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.

- Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này. Đồng thời, thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010 để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn ĐTNN nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch.

1.2.Giải pháp thu hút vốn từ nước ngoài

- Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

* Giải pháp thu hút FDI

-Thống nhất nhận thức và hành động giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương về thu hút và sử dụng vốn DTNN.

-Hoàn chỉnh quy hoạch, dỡ bỏ một số hạn chế về đầu tư. Rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành theo hướng xóa bỏ độc quyền và bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho khu vực DTNN tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành. Hoàn chỉnh đầu tư nước ngoài

-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về DTNN theo hướng hình thành một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài,tạo thêm điều kiên thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dẽ tiên đoán, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

-Tiếp tục cải tiến quy trình thẩm định dự án, ttheo hướng mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời hạn thẩm định dự án, từng bước chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

-Đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá và cắt giảm một số chi phí sản xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.

-Giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi kết hợp với khuyến khích mở rộng đầu tư.

-Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Trước mắt, cần đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp. Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Bộ, ngành, các cơ quan đại diện nước ta ở một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài đẻ chủ động vận động, xúc tiến đầu tư trục tiếp đối với từng dự án, từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là các Tập đoàn xuyên quốc gia.

2.Áp dụng chặt chẽ các biện pháp về quản lý môi trường.

Xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải độc hại ra môi trường như: đánh thuế Pigou, lưu hành giấy phép xả thải, trợ cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường (như xử lý chất thải, môi trường đô thị…)… Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các biện pháp cải tạo môi trường như: Cống hóa kênh mương, nạo vét lòng sông, hồ, ao, phủ xanh đất trống đồi trọc…

Ban hành luật về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế tình trạng khai thác bừa bãi.

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam: (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w