5.Đổi mới công tác quản lý,kiểm tra,giám sát trong lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam: (Trang 51 - 52)

- ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ:

5.Đổi mới công tác quản lý,kiểm tra,giám sát trong lĩnh vực đầu tư

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Ban hành các chính sách ưu đãi trong việc thành lập các viện nghiên cứu, các đạo luật về bản quyền và chống vi phạm bản quyền, khuyến khích cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc nhập khẩu, chuyển giao công nghệ…

5.Đổi mới công tác quản lý,kiểm tra,giám sát trong lĩnh vực đầu tư đầu tư

Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế ‘liên thông-một cửa’ ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư.

Tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.

Nâng cao trình độ toàn diện của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý ĐTNN.

Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.

Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban

hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.

Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam: (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w