1.Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần mở rộng môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam: (Trang 38 - 41)

trường đầu tư

Nhìn lại 21 năm trước trong bối cảnh quốc tế,CNXH ở LIÊN XÔ và ĐÔNG ÂU tan vỡ.VIỆT NAM thì bị các thế lực thù địch chống phá trên mọi phương diện kinh tế,xã hội.Thế g có nhiều diễn biến phức tạp,sự hồi phục chậm của nền kinh tế thế giới và biến động của giá cả thị trường quốc tế.Đứng trước tình hình đó các nước ĐÔNG ÂU và ĐÔNG NAM Á đã thực hiện đổi mới kinh tế nước mình cho phù hợp với nền kinh tế thế giới trong đó có VIỆT NAM.Trong thực tế việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI 21 năm qua đến nay thì đầu tư nước ngoài đã trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang phat triển.

VIỆT NAM(VN) là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, sản xuất nhỏ, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng dến mức lạm phát lên tới 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu thốn trầm trọng. Để đổi mới nền kinh tế cho phù hợp với điều kiện hiện nay thì chính phủ VN đã thực hiện cải cách luật pháp, tạo ra một sân chơi bình dẳng cho tất cả mọi thành phần kinh tế, trong đó VN xem FDI là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế đa thành phần, để nhằm thu hút nguồn vốn này Đảng ta đã thực hiện những đổi mới như sau:

Thứ nhất:Thực hiện đổi mới luật đầu tư trong đó nhấn mạnh luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngoài.

Nâng cao điều lệ đầu tư năm 1977 thành bộ luật đầu tư nước ngoài tại VN năm 1987 đã đổi mới, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 cùng với các văn bản dưới luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Sự ra đời của luật đầu tư nước ngoài tai VN năm 1997 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút đầu tư nước ngoài tại VN. Luật này đã bổ sung và chi tiết hóa các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư phù hợp với hoàn cảnh mới. Luật đầu tư và các quy định của chính phủ cam kết không quốc hữu hóa và trưng thu tài sản của nhà đầu tư, đảm bảo nguyên tắc mở cửa thị trường trong các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với lộ trình quy định tại các điều ước quốc tế VN tham gia. Trong đó các cam kết của VN khi gia nhập tổ chúc thương mại thế giới (WTO) quốc hội đã ban hành luật đầu tư có hiệu lực ngày 1/7/2006.

Đối với luật doanh nghiệp có thuận lợi đó là không phân biệt đối xử với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài, bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai , nguồn tài chính và lao động cùng hưởng ưu đãi như nhau.

Về lĩnh vực đầu tư,VN quy định nhà đầu tư có thể bỏ vốn bất kỳ, lĩnh vực nào mà pháp luật không cấm. Hình thức đầu tư đã không ngừng được cải thiện từ hình thức liên doanh là chủ yếu, nay đã có thêm nhiều hình thức mua lại và sáp nhập, mua cổ phần, góp vốn để tham gia quản lý xí nghiệp hoặc đầu tư gián tiếp. Loại hình doanh nghiệp cũng được mở rộng đáng kể không chỉ giới hạn ở hình thức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn mà có thể áp dụng các hình thức khác như: công ty cổ phần, công ty hợp doanh…Có thể nói chưa bao giờ các nhà đầu tư ở VN đứng trước những cơ hội rông lớn như hiện nay để thực hiện ý tưởng chiến lược và kế hoạch đầu tư của mình

Từ khi đưa ra luật đầu tư đã cải thiện được môi trường đầu tư, tạo điều kiện đầu tư cho người nước ngoài cũng như trong nước. Nếu như giai đoạn 1988-1990 chỉ có 210 dự án được cấp phép vơi tổng vốn đăng ký là 1,58tỷ USD thì thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tư nước ngoài tại VN với 1397 dự án đượ cấp phép với tổng vốn đăng ký là 16,2 tỷ USD. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 nên dòng vốn đầu tư nước ngoài đã đổ vào VN trong giai đoạn 1997-1999 có phần lắng hơn ( chỉ có 961 dựu án được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 13,11 tỷ USD). Nhưng đến năm 2000, dòng vốn này có dấu hiệu hồi phục và thực sự bứt phá từ năm 2003 đến nay- đây chính là dấu hiệu của làn sóng đầu tư nước ngoài thứ 2 vào VN (làn sóng đầu tư thứ nhất của VN là thời kỳ 1991-1996). Năm 2003, vốn đăng ký tăng 6% so với năm 2002, năm 2004 tăng 42,9% so với năm trước, năm 2005 tăng 58% so với năm 2004, năm 2006 tăng 75,4% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 69% so với năm 2006. Nhờ vậy đã góp phần nâng tổng vốn cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 lên 20,8 tỷ USD vượt quá 73% so với mục tiêu tại NQ 09\2001 NQ-CP là 12 tỷ USD trong đó vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, tăng 30% so với mục tiêu 11tỷ USD.

Như vậy, có thể nói việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của VN thời gian qua (1988-2007) tuy có trầm lắng trong một vài năm do khủng hoảng tài chính khu vực song quy mô đầu tư bình quân của một dự án vẫn tăng dần qua các giai đoạn:

1988-1990 đạt 7,5 triệu USD/dự án/ năm 1991-1995 tăng lên 13 triệu USD/dự án/ năm 1996-2000 đạt 14,8 triệu USD/ dự án / năm 2001-2005 đạt 15,2 triệu USD / dự án / năm

2006-2007 đều đạt mức trung bình là 14,4 triệu USD/dự án/năm

Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9500 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD. Trừ

các dự án đã hết hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 9580 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 USD.

Thể hiện của tình hình đầu tư khii ban hành luật đầu tư nước ngoài từ năm1998-2007.

- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng : Tính đến hết năm 20007 lĩnh

vực công nghiệp là xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5,745 dự án còn hiệu lực tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD chiếm 66,8% số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam: (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w