III.Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam: (Trang 29 - 38)

1.Tác động của đầu tư đến tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế Việt Nam.

Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới.

Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài ( ĐTNN) còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD)

tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%.

Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991- 1995 ; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.

Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%.

Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN: Vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991-1995 ; đạt 68,1% trong thời kỳ 1996-2000 và 71,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%. Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%; 20,4% ; 21,1% ; 24% và 20%.

Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.

2.Tác động của đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam

Theo ngành

Sản xuất công nghiệp năm 2007 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nhất là khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 17,1% so với năm 2006, bao gồm khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 10,3% (Trung ương quản lý tăng 13,3%, địa phương quản lý tăng 3%); khu vực ngoài Nhà nước, tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2%. Nguyên nhân khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp là do chúng ta đang tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp và cổ phần hoá nên số doanh nghiệp khu vực này giảm. Khu vực ngoài Nhà nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ba khu vực, chủ yếu do Luật doanh nghiệp mới đã tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Trong ba ngành công nghiệp cấp I, ước tính công nghiệp chế biến chiếm 87,6% giá trị sản xuất toàn ngành, tăng 19,1%; sản xuất, phân phối điện, ga và nước chiếm tỷ trọng 5,6%, tăng 12,8%; công nghiệp khai thác mỏ chiếm 6,8%, giảm 1,1% so với năm trước, chủ yếu do khai thác dầu thô giảm.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2007 tăng cao so với năm 2006 là: Máy công cụ tăng 69,8%; ô tô tăng 52,8%; điều hòa nhiệt độ tăng 51,9%; động cơ điện tăng 24,3%; xe máy các loại tăng 23,9%; máy giặt tăng 21,3%; bia tăng 19,2%; quạt điện tăng 18,6%. Bên cạnh đó, có một số sản phẩm tăng không cao, thậm chí còn bị giảm như: Thủy sản chế biến tăng 12,6%; xi măng tăng 11,8%; than sạch tăng 11,5%; thép cán tăng 10,8%; dầu thô giảm 7,8%; khí hoá lỏng giảm 10,2%.

Những địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn lớn, năm nay vẫn đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất cao hơn mức tăng chung 17,1% của toàn ngành như: Vĩnh Phúc tăng 41,4%; Bình Dương tăng 25,3%; Hà Tây tăng 25,1%; Cần Thơ tăng 23,4%; Đồng Nai tăng 22,4%; Hà Nội tăng 21,4%; Đà Nẵng tăng 19,7%; Hải Phòng tăng 18,2%. Riêng thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng 13,8% và Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 1,2%.

2.2 Nông, lâm, ngư nghiệp

Giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11%. Do ảnh hưởng của mưa bão, lũ ở nhiều địa phương và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; chi phí đầu vào tăng, nhất là chi phí cho chăn nuôi nên giá trị tăng thêm của khu vực này chỉ tăng 3,41% so với năm trước, gồm có nông nghiệp tăng 2,34%; lâm nghiệp tăng 1,1% và thủy sản tăng 10,38%. Tình hình sản xuất của các ngành cụ thể như sau:

* Nông nghiệp

-Sản lượng lúa tính chung ba vụ đạt 35,87 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm 2006, trong đó sản lượng lúa đông xuân 17,03 triệu tấn, giảm 3,2% (diện tích giảm 0,2%, năng suất giảm 3%); lúa hè thu 10,11 triệu tấn, tăng 4,3% (năng suất tăng 9,6% bù lại diện tích giảm; lúa mùa 8,73 triệu tấn, tăng 1,9% (năng suất tăng 2,1%, diện tích giảm nhẹ). Năm 2007 cũng là năm được mùa ngô với sản lượng 4,11 triệu tấn, tăng tới 8,2% so với năm trước. Tính chung cả lúa và ngô thì sản lượng lương thực có hạt năm nay đạt gần 40 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm 2006.

Sản lượng nhiều loại cây công nghiệp hàng năm như đay, mía, lạc đậu tương đều tăng so với năm trước, do tăng cả diện tích và năng suất. Sản lượng hầu hết cây có giá trị xuất khẩu cao như cao su, hồ tiêu, điều chè tăng từ 8,3 đến 14,4% do mở rộng diện tích và tăng năng suất. Riêng cây cà phê, tuy diện tích tăng 1,9% nhưng do sâu bệnh nên năng suất thấp, kéo theo sản lượng giảm 2,4%.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, tốc độ chăn nuôi năm nay tăng không cao, chưa ổn định và thiếu đồng đều giữa các địa phương. Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/8/2007, cả nước có gần 3 triệu con trâu, tăng 2,6% so với năm 2006; 6,7 triệu con bò, tăng 3,3%; 226 triệu gia cầm, tăng 5,3%. Tuy dịch lợn tai xanh đã được khống

chế và dập tắt, nhưng đàn lợn, chỉ có phương giảm nhiều là Hải Dương giảm 29,6%; Long An giảm 22,2%; Đà Nẵng giảm 17,6%; Hậu Giang giảm 17,2%; Bình Thuận giảm 16,7%; Sóc Trăng giảm 14,9%; Cần Thơ giảm 14,6%; Bắc Ninh giảm 12,8%; Hải Phòng giảm 12,2%; Đồng Nai giảm 10,5%...

* Lâm nghiệp

-Diện tích rừng trồng tập trung cả năm ước tính đạt 194,7 nghìn ha, tăng 1% so với năm trước; khoanh nuôi tái sinh 969,3 nghìn ha, tăng 1,2%; diện tích rừng được chăm sóc 487,2 nghìn ha, giảm 4,7%. Nhờ đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng nên diện tích rừng của cả nước năm 2007 ước tính đạt gần 12,85 triệu ha, tăng 311 nghìn ha so với năm 2006, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 37,9% năm 2006 lên 38,8% năm 2007 (kế hoạch 39%).

* Thủy sản

-Giá trị sản xuất thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 46,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng tăng 16,5%; khai thác tăng 2,1%. Sản lượng thủy sản cả năm ước tính đạt 4,15 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng 2,09 triệu tấn, tăng 23,1%, do tăng cả diện tích và năng suất (nhất là các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long); sản lượng khai thác 2,06 triệu tấn, tăng 1,8%. Trong tổng số, sản lượng cá chiếm tỷ trọng 74%, tương đương với 3,1 triệu tấn và tăng tới 13,5%, sản lượng tôm đạt khoảng 500 ngàn tấn và chỉ tăng ở mức 7,6%.

2.3.Thương mại và dịch vụ

Thương mại nội địa phát triển với nhiều hình thức kinh doanh góp phần cải thiện cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng, văn minh, hiện đại phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2007 ước tính đạt 726,1

nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006, trong đó kinh tế cá thể chiếm 56,2% và tăng 25,9%; kinh tế tư nhân chiếm 28,8% và tăng 30,3%; riêng khu vực kinh tế nhà nước chiếm 10,9%, giảm 1,3%. Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp chiếm 80,7% và tăng 22,6% so với năm trước; khách sạn, nhà hàng chiếm 11,9% và tăng 23,5%; dịch vụ chiếm 6,3% và tăng 30,5% và du lịch lữ hành chiếm 1,1% và tăng 34,5%.

Theo vùng,lãnh thổ

Qua 20 thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận

Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (268 dự án với tổng vốn

đăng ký 2,6 tỷ USD), Vĩnh Phúc (140 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Hải Dương (271 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD), Hà Tây (74 dự án với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD), Bắc Ninh (106 dự án với tổng vốn đăng ký 0,93 tỷ USD) và Quảng Ninh (94 dự án với tổng vốn đăng ký 0,77 tỷ USD).

Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của Vùng. Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai (918 dự án với tổng vốn đăng ký 11,6 tỷ USD) chiếm 25,9% vốn đăng ký của Vùng, Bình Dương (1.570 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷ USD) chiếm 18,8% vốn đăng ký của Vùng; Bà Rịa-Vũng Tàu (159 dự án với tổng vốn đăng ký 6,1 tỷ USD) chiếm 13,6% vốn đăng ký của Vùng; Long An (188 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) chiếm 4,1% vốn đăng ký của Vùng. Điều này, minh chứng cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN thời kỳ 2001-2005. 1[3]

Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn ĐTNN (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây..) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn ĐTNN đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Năm 2004 công nghiệp có vốn ĐTNN chiếm 86% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 81% của tỉnh Vĩnh Phúc, 70% của tỉnh Đồng Nai, 65% của tỉnh Bình Dương, 46% của Thành phố Hải Phòng, 35% của Thành phố Hà Nội và 27% của thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang

trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng (bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng..) cũng như hướng thu hút vốn ĐTNN vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hòa Lạc)

Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng (113 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Quảng Nam (15 dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn ĐTNN, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng. Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn ĐTNN còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (93 dự án với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn ĐTNN còn thấp so với các vùng khác, chiếm 3,6% về số dự án và 4,4% về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.

Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý-kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp.

3.Tác động của đầu tư đến khoa học và công nghệ:

- Đầu tư tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam là sự tăng cường năng lực công nghệ quốc gia. Một lượng vốn đầu tư không nhỏ đã được rót vào việc nhập khẩu cũng như nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trong thời gian qua. Riêng trong năm 2006, nguồn vốn đầu

tư được bỏ ra cho hoạt động khoa học công nghệ đã là 2.536 tỷ đồng. Tuy chỉ chiếm 1,37% tổng vốn đầu tư nhưng nó cũng tạo ra cho Việt Nam một bước tiến dài trong việc nghiên cứu, tiếp thu công nghệ. Một số khu công nghệ cao đã lần lượt ra đời như: Khu công nghệ cao Thành Phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Hòa Lạc... Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng được hoàn thiện, viễn thông và công nghệ thông tin phát triển không ngừng với ngày càng nhiều vốn được rót vào từ cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt giờ đây Việt Nam đã có thể xuất khẩu phần mềm với doanh số 110 triệu đôla năm 2006. Qua đó ta có thể thấy, đi cùng sự gia tăng mạnh mẽ đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam là sự phát triển vũ bão của năng lực công nghệ quốc gia.

4.Đầu tư góp phần giải quyết các vấn đề xã hội góp phần làm tăng trưởng kinh tế Việt Nam:

Ngoài ba tác động có thể nói là cơ bản trên vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam, hoạt động đầu tư trong hơn một thập kỷ qua (từ năm 1995) còn có những tác động đáng kể sau:

Đầu tiên là sự sụt giảm về tỷ lệ thất nghiệp. Tính riêng giai đoạn 2000- 2006, giai đoạn tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh với sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí... tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đã giảm từ 6,42% xuống chỉ còn 4,82%. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua bảng số liệu dưới đây:

Năm Vốn đầu tư (Ngàn tỷ) Tỷ lệ thất nghiệp (%)

2000 151,18 6,42 2001 163,54 6,28 2002 193,10 6,01 2003 219,68 5,78 2004 290,92 5,60 2005 343,13 5,31 2006 398,90 4,82

Bảng số 7. Vốn đầu tư và tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam: (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w