II. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC TẠI PHÂN XƯỞNG GIA CÔNG
3. Hoàn thiện định mức lao động tại Công ty sứ Thanh Trì
Công tác định mức lao động là một yêu cầu không thể thiếu đối với mọi Công ty sản xuất kinh doanh nói chung và với Công ty sứ Thanh Trì nói riêng. Tuy nhiên, kết quả định mức lại phụ thuộc rất lớn vào tinh thần làm việc, trình độ chuyên môn của cán bộ định mức và phương pháp định mức.
Thực tế, công tác định mức ở Công ty sứ Thanh Trì còn rất nhiều nhược điểm cần phải khắc phục. Nhược điểm đầu tiên là ở phương pháp định mức. Mức cần phải được xây dựng nên trên cơ sở khoa học, bằng các phương pháp khoa học, phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ lành nghề hiện tại của công nhân trong Công ty.
3.1. Phương pháp định mức.
Phương pháp định mức thì có nhiều nhưng để chọn được loại phù hợp với Công ty và khoa học theo tôi nên sử dụng phương pháp phân tích. Bởi các mức xây dựng được đều là mức có căn cứ khoa học. Khi nghiên cứu thực trạng tại Công ty sứ Thanh Trì em đã chọn phương pháp phân tích khảo sát để xây dựng các mức lao động.
*Chụp ảnh thời gian làm việc.
Chụp ảnh thời gian làm việc là phương pháp nghiên cứu tất cả các loại hao phí thời gian làm việc vủa công nhân trong một thời gian nhất định. Nếu nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân trong một ca làm việc gọi là chụp ảnh ca làm việc (hay ngày làm việc), còn nghiên cứu thời gian cần thiết để công nhân hoàn thành một công việc gọi là chụp ảnh quá trình làm việc.
Các bước tiến hành: +Chuẩn bị chụp ảnh:
-Mục đích: Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các nguyên nhân gây lãng phí thời gian và đề ra biện pháp khắc phục; Xây dựng một mức mới cho sản phẩm nghiên cứu.
-Đối tượng: Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc của từng công nhân.
-Địa điểm: Tại nơi công nhân đang trực tiếp sản xuất sản phẩm (phân xưởng gia công tạo hình - bộ phận đổ rót).
-Nắm vững tình hình tổ chức sản xuất nội dung tính chất, đặc điểm vủa công việc, đặc điểm của qui trình công nghệ, điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện công việc.
-Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cần thiết để chụp ảnh. -Chọn vị trí thích hợp để quan sát.
+Tiến hành chụp ảnh.
Ghi đầy đủ, liên tục quá trình hao phí thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc ca làm việc theo trình tự thực hiện của người công nhân.
+Phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát.
-Kiểm tra số liệu đã ghi chép, xác định độ dài thời gian hao phí của từng nội dung quan sát (bằng cách lấy thời gian kết thúc công việc đó trừ đi thời gian kết thúc của công việc trước đó).
-Phân loại hao phí thời gian.
-Tổng hợp hao phí thời gian cùng loại bằng cách cộng hao phí thời gian
th¸ng. 1 / phÈm n s¶ 967 = 6 5800
-Đánh giá chung vè tình hình sử dụng thời gian làm việc, xác định nguyên nhân gây ra lãng phí và đề ra các biện pháp khắc phục.
*Bấm giờ bước công việc.
Bấm giờ là một phương pháp quan sát đặc biệt có sử dụng đồng hồ bấm giây để nghiên cứu thời gian hao phí khi thực hiện các bước công việc hoặc các thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần, có chu kỳ tại nơi làm việc.
+Chuẩn bị bấm giờ:
Việc chuẩn bị bấm giờ bước công việc tương tự như chụp ảnh ngày làm việc.
+Tiến hành bấm giờ:
Quan sát và ghi vào phiếu bấm giờ thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi bộ phận bước công việc. Công việc đổ rót có sự kết hợp nửa thủ công, nửa cơ khí mà lượng thời gian hoàn thành thao tác đổ rót trong khoảng 61 giây đến 5 phút nên mỗi thao tác đổ rót chỉ bấm từ 10 - 20 lần ( Theo bảng 3 trang 69 - Giáo trình tổ chức lao động khoa học Trường ĐHKTQD). Vì thế, mỗi thao tác em bấm 15 lần.
+Phân tích tài liệu thu được:
-Xác định thời gian để thực hiện các bộ phận bước công việc. Tính hệ số ổn định:
HOĐ = Tmax / Tmin
Trong đó: Tmax: Giá trị lớn nhất của dãy số. Tmin: Giá trị nhỏ nhất của dãy số.
So sánh HOĐ tính toán với HOĐ tiêu chuẩn trong bảng xác định hệ số ổn định (giáo trình Tổ chức lao động khoa hoc Trường ĐHKTQD). Với công việc đổ rót thì hệ số ổn định qui định là Hođtc = 1,7.
-Xác định thời gian trung bình để hoàn thành thao tác (Ttb).
Ttb = Giá trị của từng số hạng trong dãy số bấm giờ / tổng số hạng trong dãy số.
Sở dĩ chọn hai phương pháp này là do giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ và hỗ trợ nhau trong việc tính toán mức kỹ thuật lao động. Mối quan hệ đó được thể hiện bằng công thức:
MSL = Ttnca / Ttnsp
Trong đó: Ttnca (chụp ảnh xác định) Ttnsp (bấm giờ xác định). MSL: Mức sản lượng ca.
3.2. Các bước tiến hành định mức.
Do tầm quan trọng của công tác định mức lao động nên tôi đã nghiên cứu thực hiện lại quá trình xây dựng mức tại Công ty theo qui trình tiến hành qua các bước như sau:
Bước 1 : Cán bộ định mức kết hợp với cán bộ phòng kỹ thuật phân chia quy
trình công nghệ theo các bước công việc, xác định mức độ phức tạp của các bước công việc và phải xây dựng được hệ số kỹ thuật của từng bước công việc đó.
Bước 2 : Tổ chức cho công nhân làm thử khi đã quen với công việc thì cán bộ
định mức tiến hành bấm giờ và chụp ảnh ngày làm việc của công nhân. Dựa vào đó để xây dựng các loại mức thời gian cho mỗi bộ phận và cho mỗi sản phẩm.
Tiến hành chụp ảnh ngày làm việc ở mỗi công đoạn 3-5 ngày.Sau đó lập bảng thời gian tiêu hao cùng loại mỗi ngày và thời gian tiêu hao trung bình cùng loại, khi đó sẽ biết được thời gian CK, TN, PV, NN-NC, LP thực tế trong ngày. Sau đó tính thời gian tiêu hao định mức trên cơ sở áp dụng các biện pháp hoàn thiện tổ chức lao động, tổ chức sản xuất tại nơi làm việc.
Ví dụ : Bảng tiêu hao thời gian trung bình cùng loại của sản phẩm két VI15:
Kí hiệu Thời gian hao phí
Lượng thời gian % so với thời gian hao phí TCK TTN TPV TNN TLP 13 351 73.67 26.66 15.67 2.71 73.14 15.34 5.55 3.26 Tổng 480 100%
Khi nhịp độ sản xuất đã ổn định thì tiến hành bấm giờ thời gian tác nghiệp của sản phẩm chi tiết trên cơ sở áp dụng các biện pháp hoàn thiện tổ chức lao động, tổ chức sản xuất. Do loại hình sản xuất của Công ty là sản xuất hàng loạt nhỏ nên để đảm bảo độ chính xác thì phải tiến hành bấm giờ nhiều lần (10-15 lần). Sau đó tính các chỉ tiêu sau:
Tính hệ số ổn định:
HOĐ = Tmax / Tmin
Trong đó: Tmax: Giá trị lớn nhất của dãy số. Tmin: Giá trị nhỏ nhất của dãy số.
So sánh HOĐ tính toán với HOĐ tiêu chuẩn trong bảng xác định hệ số ổn định (giáo trình Tổ chức lao động khoa hoc Trường ĐHKTQD). Với công việc đổ rót thì hệ số ổn định qui định là Hođtổ chức = 1,7.
-Xác định thời gian trung bình để hoàn thành thao tác (Ttb).
Ttb = Giá trị của từng số hạng trong dãy số bấm giờ / tổng số hạng trong dãy số.
Qua chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc ta tính được mức thời gian và mức sản lượng của mỗi bước công việc.
Bước 3 : Tính định mức sản lượng / 1 ca làm việc dựa vào thời gian hao phí của
1 đơn vị sản phẩm và thời gian ca làm việc. Mức sản lượng được xây dựng dựa vào công thức:
MSL = Ttnca / Ttnsp
Trong đó: Ttnca (chụp ảnh xác định) Ttnsp (bấm giờ xác định). MSL: Mức sản lượng ca.
Ttnsp: Thời gian tác nghiệp một sản phẩm. Ví dụ: Với sản phẩm két VI15:
Thời gian tác nghiệp / 1 đvsp = 351 / 30 = 11.7 phút / 1 đvsp. Thời gian tác nghiệp trong ngày dự tính là :396 phút.
MSL =396 / 11,7 = 34 sản phẩm (khuôn)/ngày.
Bước 4 : Dựa vào kết quả tính thời gian hao phí để xây dựng đơn giá tiền lương
cho từng công đoạn và cho từng sản phẩm.
Do đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất hàng loạt theo dây chuyền từng công đoạn liên quan tới nhau rất chặt chẽ. Chỉ một công đoạn bị lỗi thì coi như sản phẩm đó bị bỏ đi và các công đoạn khác cũng không được tính.
Đơn giá tiền lương tính cho cả sản phẩm hoàn chỉnh dựa vào giá bán sau khi trừ đi các khoản chi phí khác. Và tính đơn giá tiền lương cho từng công đoạn trong qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
ĐGi = ĐGgc / T × Mtgi
TLcni = ĐGi × Qtti
Trong đó : ĐGgc : Đơn giá gia công mà khách hàng đặt. ĐGi : Đơn giá tiền lương ở bước công việc i. T : Tổng thời gian hao phí.
Mtgi : Mức thời gian ở bước công việc i.
Qtti : Sản phẩm thực tế của công nhân làm ở bước công việc i.
Bước 5: Cán bộ định mức sẽ báo cáo lên lãnh đạo và trình Tổng Công ty về
công tác xây dựng định mức để quyết định, ký duyệt.
Bước 6 : Đưa mức có đơn giá tiền lương xuống tổ sản xuất để áp dụng thực
hiện. Khi có sự thay đổi bất kỳ một yếu tố nào đó có ảnh hưởng tới mức cần phải nghiên cứu điều chỉnh mức ngay.
Xây dựng mức theo qui trình trên ta thấy có một số ưu điểm sau:
-Mức xây dựng được đảm bảo độ chính xác và phù hợp với người lao động bởi vì mức được xây dựng dựa vào kết quả thực tế của công nhân, giảm bớt sự chênh lệch của mức với khả năng thực hiện của công nhân.
-Bằng việc phân tích thời gian thực tế sẽ phát hiện được thời gian hao phí không sản xuất của công nhân từ đó có biện pháp khắc phục.
-Mức được xây dựng đúng quy trình yêu cầu, chính xác về thời gian tác nghiệp tạo nên độ chính xác trong việc xây dựng mức thời gian .
Tuy nhiên dùng phương pháp này mất nhiều thời gian tiến hành khảo sát chụp ảnh, bấm giờ. Việc khảo sát này phải đối với công nhân có sức khoẻ, năng suất lao động bình thường, người có ý thức tự giác làm việc đảm bảo mức xây dựng được không quá cao, không quá thấp.