Mục tiêu của chính sách tiền tệ: 1 Mục tiêu trung gian:

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 49 - 52)

I. THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG THẬP KỈ 90.

2. Nội dung của chính sách tiền tệ.

2.3. Mục tiêu của chính sách tiền tệ: 1 Mục tiêu trung gian:

2.3.1. Mục tiêu trung gian:

Chúng ta biết rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chọn khối tiền M2 làm mục tiêu trung gian trong việc điều hành chính sách tiền tệ, bởi thực tế đã chỉ ra rằng sự biến động của mức giá và sản lượng trong thập kỉ 90. Tuy nhiên, việc thực hiện lãi suất ấn định đã làm giảm đi mục tiêu trung gian này. Vậy ta thử xem mục tiêu trung gian M2 được sử dụng như thế nào? Chính sách trần lãi suất có đặc điểm gì? Và tình trạng mâu thuẫn mục tiêu M2 và việc ấn định trần lãi suất ?

a. Cung tiền:

Nhân tố quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm qua là cung tiền tệ. Với nỗ lực về mọi mặt, trong thập kỉ 90, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong việc cung tiền tệ. Phương pháp tính toán và điều hành cung ứng tiền trong chính sách tiền tệ được phát triển và bổ sung dần từ sơ khai đơn giản, thiếu linh hoạt tiến tới bao quát, chú ý đầy đủ hơn các yếu tố có liên quan, cho phép chủ động nhạy bén điều chỉnh theo tình hình thay đổi của thị trường.

Thật vậy, trước năm 1992 việc tính toán khối lượng tiền cần phát hành hàng năm ở Việt Nam thực chất là tính toán khối lượng tiền mặt cần phát hành. Nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế được xác định thông qua cân đối tiền mặt của các Ngân hàng mà không tính đến nhu cầu tiền được hình

thành qua khâu tín dụng trên cơ sở số dư của hệ thống Ngân hàng. Cách tính này tậo nên sự khai hiếm tiền mặt và gây áp lực đối với tiền dự trữ.

Cho đến thời ki 1994-1995 cùng với sự thay đổi căn bản quan niệm về lượng tiền cung ứng, khối lượng tiền cần phát hành tính trên cơ sở tính toán mức tiền cung ứng tăng thêm vào đầu kì kế hoạch dựa vào các yếu tố: Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế dự tính, sự thay đổi tốc độ lưu thông tiền tệ và các nhân tố khác. Công thức tính được cụ thể hoá là:

Lượng tiền cung ứng tăng thêm trong kì = Lượng tiền lưu thông đầu kì *(tỉ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến + tỉ lệ lạm phát dự tính).

Căn cứ vào kết quả này, Ngân hàng Nhà nước xác định lượng tiền cần phát hành thêm ra lưu thông. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét đến các yếu tố khác để điều chỉnh số liệu này, ví dụ như sự chênh lệch giữa tốc độ tăng tiền và tỉ lệ GDP danh nghĩa trong quá khứ hoặc những cam kết của Ngân hàng Nhà nước với IMF về tốc độ tăng tiền. Theo cách xác định này, hệ số tạo tiền cũng như sự biến động của tài sản có ngoại tệ dòng không được tính đến. Vì thế, lượng tiền trung ương cần phát hành vượt quá nhu cầu tiền tệ thực tế gây khó khăn trong việc kiểm soát sự biến động của lượng tiền cung ứng.

Từ năm 1996 đến nay, Ngân hàng Nhà nước áp dụng phương pháp xác định lượng tiền trung ương cần phát hành theo đúng nguyên lí với hai bước:

Thứ nhất, dự tính sự biến động tổng lượng tiền cung ứng MS căn cứ

vào các nhân tố ảnh hưởng đến nhu câù tiền tệ gồm có mức độ tăng trưởng kinh tế dự tính, tỉ lệ lạm phát dự kiến, sự biến động tốc độ lưu thông tiền tệ dự kiến.

Thứ hai, xác định lượng tiền trung ương cần tăng thêm trên cơ sở dự

đoán sự biến động của hệ số gia tăng tiền và lượng tiền cung ứng ở bước thứ nhất. Tuy nhiên, hiện nay vì kỹ thuật thống kê và các dữ liệu cơ sở của thống kê cũng như dự báo của Ngân hàng Nhà nước chưa được chính xác nên các chỉ số dự tính về lạm phát, tăng trưởng và tốc độ lưu thông tiền tệ

chưa đủ tin cậy để làm căn cứ dự báo khối lượng tiền cung ứng tăng thêm. Vì thế, cùng với kết quả trên, Ngân hàng Nhà nước còn xem xét đến sự biến động của nguồn đối ứng tiền tệ, bao gồm: Tài sản có ngoại tệ ròng và tín dụng trong nước để xác định mức tăng lên của lượng tiền cung ứng cùng kỳ kế hoạch.

Như vậy, ngành Ngân hàng đã đạt nhiều bước tiến lớn trong việc điều chỉnh mức cung tiền. Chính phủ đã thực sự giao quyền chủ động điều hành cung ứng tiền trung ương cho ngân hàng nhà nước. Đây là yếu tố tháo gỡ quan trọng so với cơ chế phát hành tiền trong giai đoạn trước đây. Nhờ vậy, Ngân hàng Nhà nước không những chủ động về khối lượng đưa tiền lưu thông mà còn linh hoạt trong mục tiêu, khối lượng điều tiết. Đặc biệt là trong những năm gần đây, khi Việt Nam liên tiếp nhận được nguồn ngoại tệ từ các khoản ODA, FDI, vay thương mại, du lịch, Ngân hàng Nhà nước đã dành khối lượng tiền trung ương thích ứng để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ra đồng, vừa là biện pháp điều tiết tỉ giá cần thiết, vừa nâng được dự trữ ngoại tệ quốc gia vừa mở rộng lãnh địa của đồng bản tệ trên thị trường trong nước.

Hãy xem xét bảng số liệu những năm đầu thập kỉ:

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w