I. THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG THẬP KỈ 90.
2. Nội dung của chính sách tiền tệ.
2.2.1. Hạn mức tín dụng.
*Thực trạng:
Trong điều kiện các công cụ tín dụng chưa phát huy đầy đủ hiệu lực, ngân hàng nhà nước thường áp dụng công cụ trực tiếp là hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng. Mục đích chủ yếu của việc sử dụng công cụ này là nhằm giữ tổng lượng tín dụng nằm trong giới hạn cho phép để có thể dễ dàng kiểm soát chặt chẽ lạm phát, đặc biệt là trong những lúc chỉ số giá có xu hướng gia tăng. Việc áp dụng công cụ này bắt đầu từ tháng 6/ 1994. Đối tượng áp dụng ban đầu là 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, chiếm 90% tổng dư nợ cho vay của cả hệ thống tổ chức tín dụng . Bước đầu hạn mức này đã khống chế được mức tăng dư nợ ngắn hạnlà 24% so với năm 1993. Tuy nhiên đến năm 1995, hạn chế của công cụ này thể hiện rõ nét khi mức tăng dư nợ tín dụng thực tế vượt hạn mức tín dụng cho phép tới 1,66
lần, năm 1996 vượt đến 2 lần. Sang đến năm 1997, 1998, tình hình lại chuyển biến ngược lại. Năm 1998, cho dù tổng nguồn vốn huy động qua hệ thống ngân hàng có xu hướng chậm lại, giảm từ 31,5% (1997) còn 25%(1998) nhưng hạn mức tín dụng thừa ra so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Vậy vì sao lại dẫn đến tình trạng hấp thụ vốn kém này?
Chúng ta biết rằng, thực trạng kinh tế - xã hội nước ta những năm giữa thập kỉ 90, nhất là trong điều kiện chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế bị sụt giảm nghiêm trọng. Sự khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đã tác động không nhỏ đến tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, hiệu quả sản suất kinh doanh và nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, khu vực kinh tế nhà nước - nơi chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế lại hoạt động kém hiệu quả, quy mô vốn nhỏ, lại đang trong quá trình tổ chức sắp xếp đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và điều kiện vay vốn, đến quan hệ tín dụng trong nền kinh tế. Hơn thế nữa, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lí việc thẩm định các dự án cho vay và việc sử dụng vốn, đến quan hệ tín dụng của các tổ chức tín dụng có nhiều diễn biến tích cực, chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo hiệu quả nguồn vốn vay. Vì vậy, các quyết định đi vay để đầu tư không dễ dàng như trước. Tất cả những điều này dẫn đến dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng có xu hướng chậm lại, khả năng hấp thụ vốn giảm đi.
Do đó, chúng ta thấy rằng việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng của NHNN Việt Nam chưa thật sự hiệu quả. Đây vẫn là công cụ cứng nhắc, làm cho hệ thống NHTM không phát triển được, dẫn đến tình trạng phi trung gian hoá. Theo đó, hệ thống huy động vốn và cho vay ngoài sự kiểm soát của NHNN đi vào quỹ đạo hoạt động mạnh, gây cản trở chung cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính ở Việt Nam.