Kinh nghiệm của NHTW Nhật

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

II. KINH NGHIỆ MỞ MỘT SỐ NƯỚC:

3.Kinh nghiệm của NHTW Nhật

Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế qua đó NHTW muốn xác định các mục tiêu như tiền tệ ổn định, tăng trưởng kinh tế hoặc cân bằng cán cân thanh toán. Ở đây NHTW Nhật coi bình ổn giá là mục tiêu quan trọng nhất. Mục tiêu này được thực hiện bằng việc thực hiện các công cụ chính sách như thay đổi mức chiết khấu chính thức, hoạt động chứng khoán và hối phiếu, hoạt động tỷ lệ dự phòng.

Đối với tỷ lệ chiết khấu chính thức:

Tỷ lệ chiết khấu chính thức là tỷ lệ gốc được ngân hàng Nhật áp dụng khi cho các tổ chức tài chính tư nhân vay. Tỷ lệ chiết khấu chính thức có tác dụng hiệu ứng thông báo. Một sự thay đổi trong tỷ lệ chiết khấu được xem như thay đổi trong quan điểm cơ bản về chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến các hoạt động cho vay của các tổ chức tài chính, khoản đầu tư và tiêu thụ của hộ gia đình. Ngân hàng Nhật thực hiện việc cho vay trực tiếp đối với các tổ chức tài chính cần tài trợ ngắn hạn như một phương tiện điều chỉnh tiền tệ. Tỷ lệ chiết khấu chính thức được áp dụng cho việc vay này. Ngân hàng Nhật không cho tất cả các tổ chức tài chính vay. Khoản vay này chỉ thực sự được cấp cho các tổ chức tài chính đủ tiêu chuẩn do ngân hàng Nhật quy định. Có ba loại cho vay của ngân hàng Nhật: chiết

khấu tín phiếu thương mại, vay tín phiếu và hệ thống thanh toán tín phiếu nhập khẩu. Việc vay tín phiếu được thực hiện như một phương tiện điều chỉnh tiền tệ của ngân hàng Nhật nhưng việc cấp và rút các khoản vay tự do hơn. Tại Nhật, việc vay bằng tín phiếu được hiểu là có một hệ thống các tổ chức tài chính vay tiền từ ngân hàng Nhật bằng tín phiếu được ngân hàng Nhật công nhận là thế chấp đủ tiêu chuẩn. Cơ sở pháp lý của việc vay ngân hàng Nhật được quy định tại điều 20 Luật ngân hàng Nhật.

Đối với việc quản lý chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhật

Ngân hàng Nhật quản lý chính sách tiền tệ mà không cần bộ trưởng tài chính thông qua. Ngoài ra Lombard, để giảm sự phụ thuộc của các khách hàng là các tổ chức tài chính vào khoản vay của ngân hàng Nhật, ngân hàng Nhật đã lập ra giới hạn tối đa được vay và các nguyên tắc không được phép vượt quá giới hạn này. Mức tín dụng trên được xây dựng trên cơ sở từng quý đối với mỗi ngân hàng. Trong trường hợp khoản vay vượt quá mức trần là không thể tránh khỏi thì khoản vay phải chịu lãi suất 4% trên tỷ lệ chiết khấu. Nhưng trên thực tế không có khoản vay nào vượt quá mức trần. Giới hạn vay hầu hết dựa vào vị thế vốn của các tổ chức tài chính nhưng chi tiết thì không được công bố công khai.

Đối với việc mua bán chứng khoán và tín phiếu:

Hoạt động chứng khoán và tín phiếu khác các giao dịch cho vay bằng đàm phán ở chỗ là những giao dịch của thành viên thuộc nhiều thị trường hoặc hoạt động thị trường mở. Về mặt chức năng, chúng được xem như là phương tiện ra hạn tín dụng hoặc rút tín dụng từ khu vực tư nhân cũng giống như việc cho vay. Ngân hàng Nhật kiểm soát lãi suất trên thị trường tiền tệ bằng cách thay đổi khối lượng và điều kiện thế chấp và hoạt động tín phiếu. Tín phiếu trên thị trường là hối phiếu được rút ra, mua bán và trả cho ngân hàng Nhật. Hệ thống bán tín phiếu là một hệ thống qua đó NHTW phát hành thế chấp nợ và sử dụng chúng như công cụ điều chỉnh tài chính. Ngoài Nhật, các hệ thống tương tự cũng có ở Bồ Đào Nha, Đan Mạch....

Đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc :

Hệ thống yêu cầu dự trữ bắt buộc là một hệ thống mà theo nó các tổ chức tài chính được yêu cầu nhận tiền gửi không lãi suất tại ngân hàng Nhật, trong đó số tiền gửi và các khoản nợ của mình được gọi là dự trữ bắt buộc. Vì các tổ chức tài chính gửi tiền vào tài khoản không hưởng lãi suất do vậy họ chịu các chi phí. Bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngân hàng Nhật có thể tác động đến các quan điểm cho vay của các tổ chức tài chính thông qua tác động chi phí.v.v...

PHẦN B:

THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 33 - 36)