Hỗn hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài chính:

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 27 - 28)

Là một chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ không phải là cứu cánh cuỗi cùng cho mọi vấn đề liên quan đến kinh tế vĩ mô. Để chính sách tiền tệ hoạt động một cách hiệu quả, người ta sử dụng chính sách tiền tệ cùng với chính sách tài chính. Với hai chính sách này, cùng một lúc có thể vừa tác động đến GNP vừa tác động đến các thành phần của GNP. Nói một cách khác, bằng cách hỗn hợp thuế chi tiêu, cung ứng tiền tệ, Chính phủ có thể làm thay đổi sản lượng tiềm năng dành cho đầu tư, tiêu dùng và chi tiêu Chính phủ.

Ví dụ 1: Muốn tăng thêm khả năng quốc phòng, giữ tổng sản lượng không thay đổi, phải giảm bớt việc xây dựng nhà cửa và các khoản đầu tư khác để tạo ra nguồn vốn và các nguồn tài nguyên cần thiết. Quốc hội và Chính phủ tăng nguồn vốn quốc phòng (G) bằng cách giữ nguyên thuế (T), thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để thu hẹp đầu tư (I) theo số lượng dự tính. Chính sách này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách cơ cấu (G - T) ở mức sản lượng tiềm năng.

Ví dụ 2 : Nếu Chính phủ ưu tiên hàng đầu cho đầu tư (I), đẩy mạnh đầu tư và tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng tiềm năng và Chính phủ cho rằng việc này cần phải làm, không có gì thay đổi trong GNP với (I) cao hơn ăn lấn vào tiêu dùng của khu vực tư nhân. Chính phủ sẽ xử lý như sau: Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để giảm lãi suất và đầu tư; Giữ nguyên chi

tiêu quốc phòng (G) ở mức cũ, tăng thuế để giảm thu nhập có thể chi tiêu được của khu vực tư nhân, do đó sẽ hạ thấp tiêu dùng (C), khuyến khích đầu tư bằng cách tăng tiết kiệm công cộng (T - G).

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và chính sách tài chính đối với tổng cầu AD phụ thuộc vào hai yếu tố: độ nhạy cảm của mức cầu tiền tệ với lãi suất và độ nhạy cảm của nhu cầu đầu tư với lãi suất. Một mức cầu tiền tệ ít nhạy cảm với lãi suất và mức cầu đầu tư có mức nhạy cảm cao với lãi suất sẽ làm cho chính sách tiền tệ có hiệu quả. Trong trường hợp này, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong tổng lượng tiền cung ứng có thể dẫn đến sự biến động mạnh của tổng cầu. Ngược lại, sự thay đổi trong chi tiêu và thay đổi chính sách thuế ảnh hưởng đến tổng cầu mạnh khi mức cầu tiền tệ có mức nhạy cảm cao với lãi suất và mức cầu đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất hạn chế tình trạng thoái lui đầu tư.

Như vậy chính sách tiền tệ và chính sách tài chính chỉ phát huy hiệu quả tối đa trong những điều kiện nhất định. Sự kết hợp hài hoà cả hai chính sách vĩ mô nhằm tác động vào tổng cầu sẽ khắc phục những hạn chế của từng chính sách trong điều kiện độ nhạy cảm của mức cầu tiền tệ và mức cầu đầu tư đối với lãi suất không thuận tiện. Nếu tổng cầu tăng lên do ảnh hưởng của lượng tiền cung ứng thì lãi suất sẽ giảm và đầu tư tăng lên. Ngược lại, nếu tổng cầu tăng lên do Chính phủ mở rộng chi tiêu, thì lãi suất sẽ tăng lên và đầu tư sẽ giảm xuống. Do đó, tuỳ theo điều kiện cụ thể, người ta sẽ kết hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài chính tạo nên những điều kiện phù hợp với tổng cầu, đến với sản lượng nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w