Quan điểm thu hút và sử dụng FDI của CHDCND Lào nhằm phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào 37 (Trang 37 - 38)

triển kinh tế - xã hội của đất nước

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, Lào đã xác định cần tăng cường thu hút FDI hơn nữa.

Thứ nhất, Lào duy trì ổn định lâu dài các chính sách thu hút FDI, coi FDI là bộ phận hữu cơ quan trọng của nền kinh tế. Chính vì vậy, trong nhận thức cần có sự thống nhất về tầm quan trọng, các điều kiện hoạt động của FDI cũng như khi xây dựng và triển khai các chương trình phát triển của đất nước cần phải có quy hoạch tổng thể về FDI. Các giải pháp đặt ra phải có sự đồng bộ, tạo ra các điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho các nhà đầu tư, định hướng và khuyến khích họ kinh doanh phù hợp theo các mục tiêu đã đặt ra.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả dòng vốn FDI với các nguồn vốn trong nước. Để phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về các nguồn vốn từ các dòng chảy khác nhau (trong nước - nước ngoài, trực tiếp – gián tiếp) là rất lớn do đó cần kết hợp sử dụng một cách hiệu quả.

Thứ ba, thu hút FDI cần đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Nghĩa là thu hút FDI không phải bằng mọi giá mà phải gắn với quy hoạch, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy được các lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa tội phạm. Lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, phát triển con người làm động lực; đây là cơ sở để xây dựng các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế và toàn dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ tư, đa dạng hoá các hình thức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Một mặt ưu tiên các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại mặt khác cần khuyến khích các dự án nhỏ nhưng chuyển giao công nghệ hiện đại. Để phù hợp với cung cầu thị trường, cần có sự nghiên cứu và thử nghiệm linh hoạt các phương thức đầu tư.

Thứ năm, tập trung mọi lực lượng, mọi thành phần kinh tế, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, mọi cán bộ, đảng viên quần chúng nhân dân lao động, tranh thủ mọi thời cơ, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh trong nước kết hợp với những thuận lợi của hội nhập quốc tế để tháo gỡ các khó khăn, rào cản, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, mở ra những động lực mới, từ đó giải phóng và phát huy mọi nguồn lực; phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Thứ sáu, gắn chặt xây dựng nền kinh tế trong nước với chủ động và tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; trong hội nhập, phải lấy hiệu quả làm trọng tâm và mục đích, phải dựa chủ yếu vào nguồn nhân lực Lào và vì lợi ích của nhân dân Lào. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố nền quốc phòng - an ninh; lấy ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia làm nền tảng cho sự phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào 37 (Trang 37 - 38)