Những mặt đạt dược

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào 37 (Trang 30 - 33)

II. Thực trạng thu hút FDI vào CHDCND Lào trong thời gian qua

3.1Những mặt đạt dược

3 Đánh giá về kết quả thu hút FDI vào Lào

3.1Những mặt đạt dược

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào đã tăng lên rất nhiều trong năm 2004 và năm 2005. Năm 2005 vốn đầu tư thực hiện đã tăng nhiều hơn 50% ( từ 285 triệu USD thành 450 triệu USD). Tốc độ tăng nhanh như vậy là do vốn đầu tư rất lớn của ngành công nghiệp, đặc biệt là dự án thuỷ điện Nạm Thân 2 chiếm 83% của vốn đầu tư năm 2005. Nhưng vốn đầu tư trong ngành khai thác mỏ lại có xu hướng giảm khoảng 80% (từ 215 triệu USD thành 43 triệu USD) và ngành dịch vụ giảm xuống một nửa. Nhưng vốn dầu tư của ngành nông nghiệp đã tăng lên do đã được quan tâm của nhà ĐTNN. Trong 2 năm qua Nhà nước đã cấp giấy phép cho những dự án lớn đã có vốn nhiều hơn 430 triệu USD để trồng cây cao su, cây vích, cây cọ, cây mía, các loại rau và xây dựng công nghiệp chế biến sản phẩm thực phẩm.

Chính sách đối ngoại đa phương đã từng bước giúp Lào hội nhập và nền kinh tế khu vực và thế giới, làm cho thị trường xuất khẩu đa dạng hơn; từ chỗ chỉ có một số thị trường truyền thống như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, đến cuối kế hoạch 5 năm

2001 - 2005 đã xuất khẩu sang hơn 40 thị trường, trong đó có các thị trường lớn như Australia, Anh, Pháp, Đức…thương mại qua biên giới phát triển mạnh. Đặc biệt cũng trong 5 năm 2001- 2005, đã thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI đầu từ vào Lào để sản xuất hàng xuất khẩu.

Nhìn theo các ngành CHDCND Lào đã đạt được kết quả to lớn như sau:

Ngành nông nghiệp: Trong 5 năm qua, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương Lào đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi nền nông nghiệp tự nhiên và bán tự nhiên sang sản xuất hàng hoá nhằm cung cấp ngày càng tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nông sản trong nước và bước đầu đẩy mạnh xuất khẩu. Cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, hiệu quả kinh tế đã tăng lên. Nhờ đó sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã tăng trưởng tương đối ổn định mặc dù điều kiện phát triển gặp nhiều khó khăn. Tính chung trong 5 năm, giá trị gia tăng toàn ngành tăng trung bình 3,4%/năm.

Kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã bắt đầu phát triển đa dạng, nhiều trang trại được hình thành, nhiều nghề truyền thống được khối phục. Sự phát triển các nghề truyền thống đã tạo được nhiều việc làm tại chỗ, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, đồng thời tăng sức mua của dân cư và góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.

Sản xuất công nghiệp: Trong 5 năm qua, ngành công nghiệp đã hoàn thành nhiều công trình, dự án quan trọng như: khai thác mỏ vàng ở Sê Pôn, mỏ kẽm ở Viêng Chăn, nhà máy xi măng ở Văng Viêng, nhà máy cán thép ở Viêng Chăn, một số nhà máy lắp ráp xe máy, nhà máy thuỷ điện Nam Măng 3. Tổng công suất các nhà máy điện đến cuối năm 2005 đạt khoảng 690 MW. Đã bắt đầu khởi công một số công trình lớn chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm 2006-2010, trong đó có nhà máy thuỷ điện Nạm Thơn 2.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có tỷ lệ tăng cao so với năm 2000 là than, muối, bia, nước ngọt, thuốc lá điếu, thức ăn gia súc, xà phòng bánh, giầy da, thuốc chữa bệnh, sản phẩm nhựa, đồ gỗ dân dụng, quần áo may sẵn, gạch, xi măng, nông cụ cầm tay, máy móc nông nghiệp…Đặc biệt, từ năm 2003 đã bắt đầu khai thác mỏ vàng Sepôn ở tỉnh Savanakhét; sản lượng năm 2003 đạt khoảng 6 tấn, năm 2004 khoảng 6 tấn, năm 2005 khoảng 6,5 tấn…

Trong 5 năm 2001-2005 nhiều sản phẩm quan trọng tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế được hàng nhập khẩu, trong đó nổi bật là sản xuất điện, khai thác khoảng sản (nhất là vàng), sắt thép, xi măng, hàng điện tử…Một số sản phẩm công nghiệp đã đóng góp đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu như điện, khoáng sản, may mặc, sản phẩm gỗ...

Số cơ sở sản xuất thủ công nghiệp của Lào đã tăng lên nhanh chóng trong 5 năm qua, nhất là tại thủ đô Viêng Chăn và một số thành phố lớn.

Đến này cả nước đã hình thành một số khu công nghiệp ở thủ đô Viêng Chăn, Savanakhét…với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ từ khá đến hiện đại thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Việc hình thành các khu công nghiệp đã tạo thêm cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tư.

Phát triển công nghiệp trên các địa bàn, tại các vùng kinh tế trọng điểm được giữ vững. Các địa phương có tỉ trọng sản xuất công nghiệp lớn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá như công nghiệp Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Chăm Pa Sắc, Khăm Muộn, Bò Li Khăm Xay, Luông Nạm Thà, Xay Nha Bu Ly, Savanakhét…

Sự tham gia của các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các thị trường tiêu thụ.

Các ngành dịch vụ: Ngành dịch vụ có bước dịch chuyển tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đến nay đã đa dạng hơn nhiều so với đầu kế hoạch. Chất lượng hàng hoá và dịch vụ đều tăng lên. Tính chung trong 5 năm 2001-2005, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân khoảng 10%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực dịch vụ trung bình 5 năm đạt 6.7%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế mặc dù tốc độ trên còn rất thấp so với mục tiêu kế hoạch 5 năm là 8-9%/năm.

Một số ngành dịch vụ chuyển biến khá như thương nghiệp, vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn nhà hàng; đặc biệt nhiều ngành dịch vụ tiêu biểu cho nền kinh tế mới như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…có giá trị gia tăng tăng trưởng khá.

Ngành du lịch của Lào đã có bước tiến khá mạnh trong những năm gần đây là nhờ những chính sách ngày càng cởi mở của nhà nước Lào trong lĩnh vực du lịch.

Trong 5 năm qua, ngành giao thông đã tập trung thực hiện các dự án chủ yếu hướng vào sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường, cầu và cơ sở hạ tầng giao thông thiết yếu hiện có, đồng thời tiếp tục xây dựng các tuyến đường tiểu khu cấp địa phương. Kết qủa là đã xây dựng mới hoặc trải nhựa được nhiều tuyến đường đảm bảo cho các phương tiện giao thông có thể lưu thông trong suốt năm.

Bên cạnh đó, đã xây dựng và củng cố nhiều bến cảng, nhất là trên các tuyến thuộc hệ thống sông Mê Kông; nâng cấp và xây dựng hệ thống các sân bay, đặc biệt là cải tạo sân bay quốc tế Vạt Tày, nâng cấp sân bay Luông Pra Bang và sân bay Pắc Xê thành sân bay quốc tế.

FDI đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, thay đổi cơ cấu sản xuất dẫn đến cơ cấu tiêu dùng theo hướng tiến bộ, đồng thời FDI được khai thác các tiềm năng vốn có của đất nước mới tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, tăng thêm ngoại tệ, công nghiệp có chất lượng cao theo hướng xuất khẩu, góp phần tạo ra một nền kinh tế mới, cải thiện đời sống của nhân dân có việc làm giảm thất nghiệp xã hội ổn định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào 37 (Trang 30 - 33)