Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tăng cường sự quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào 37 (Trang 47 - 59)

III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào

3.Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tăng cường sự quản lý của Nhà nước

nước

Cần có sự thống nhất cao về sự cần thiết khách quan và vai trò quan trọng của ĐTNN đối với sự nghiệp CNH để có hành động nhất quán ở các ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cần nhận thức khu vực ĐTNN là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và sẽ ngày càng phát triển cùng với tiến trình hội nhập của nền kinh tế.

Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào bị hạn chế chủ yếu bởi thiếu lực lượng lao động tại chỗ có đào tạo, có kỹ năng; trong khi việc phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi thời gian tương đối dài. Để xử lý tình trạng bất cập này, trong thời gian đầu, giải pháp hợp lý có thể là sử dụng nguồn lao động nhập khẩu từ nước ngoài đi kèm với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lao động nước ngoài sẽ vừa tham gia phát triển kinh tế Lào, vừa hỗ trợ quá trình phát triển nguồn nhân lực của Lào.

Triển khai nhanh chóng và nghiêm túc Luật ĐTNN vừa được Quốc hội khoá V sửa đổi, bổ sung. Đồng thời thường xuyên rà soát lại các cơ chế, chính sách, nhất là các chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư, thủ tục xin cấp phép và sau giấy phép… để kịp thời sửa đổi, bổ sung, làm cho môi trường đầu tư của Lào luôn luôn thông thoáng, hấp dẫn hơn các nước trong khu vực. Cải tiến và công khai hoá nhanh các quy trình, thủ tục hành chính để đơn giản hoá thủ tục đầu tư. Tiếp tục nghiên cứu rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép đầu tư.

Xây dựng các quy hoạch phát triển theo ngành nghề và vùng lãnh thổ, trong đó có khu vực thu hút ĐTNN, ví dụ thu hút ĐTNN vào lĩnh vực thuỷ điện, khai khoáng, chế biến, chăn nuôi đại gia súc và các ngành công nghiệp mũi nhọn nhằm tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Xây dựng danh mục các dự án cần thu hút ĐTNN cho từng thời kỳ 5 năm để kêu gọi ĐTNN. Tổ chức các đoàn đi xúc tiến ĐTNN tại các nước có tiềm năng. Một số tỉnh, thành phố lớn cần tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu danh mục dự án kêu gọi vốn ĐTNN phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và ưu đãi của địa phương trong khung chung của cả nước.

chỉ cho phép người lao động nước ngoài lao động có thời hạn tại Lào căn cứ vào tiến độ thực hiện các dự án ĐTNN và phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động địa phương thay thế của Lào. Vấn đề lao động nước ngoài vào làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải được coi là yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hoá.

Hiện nay, các nhà ĐTNN đều tìm kiếm những nơi có nguồn nhân lực dồi dào được đào tạo tốt. Song để cho nguồn nhân lực này có sức hấp dẫn các nhà đầu tư hơn thì cần phải có một số chính sách thích hợp.

Yêu cầu về đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật liên quan đến ĐTNN là đầy đủ và đồng bộ. Vì vậy, việc đào tạo công nhân kỹ thuật phải được tiến hành rất khẩn trương, với nhiều hình thức đa dạng (ngắn hạn, dài hạn, trong nước, nước ngoài, kèm cặp tại các doanh nghiệp…) và nhiều nguồn vốn đào tạo khác nhau. Đây là vấn đề cốt lõi, quan trọng và cấp bách.

Phải đặc biệt chủ yếu đến công tác đào tạo nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức nhà nước các cấp, đội ngũ cán bộ Lào trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Các vấn đề cần tập trung giải quyết trước mắt: Tổ chức đào tạo chính qui và thường xuyên tập huấn cán bộ. Tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo các chương trình phù hợp nhu cầu.

Khuyến khích và có qui định cụ thể đối với các dự án FDI về đào tạo tay nghề, nhất là huấn luyện kĩ thuật. Có chính sách yêu cầu công ty có kế hoạch đào tạo công nhân và người quản lí địa phương.

Có chính sách đón đầu trong giáo dục, đào tạo nhân lực. Xây dựng thêm một số trung tâm đào tạo cán bộ kĩ thuật và công nhân lành nghề mà trước hết là phục vụ cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Nên trích một khoản ngân sách dành cho việc đào tạo đội ngũ lao động làm việc trong các liên doanh.

Bồi dưỡng kiến thức về pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp FDI.

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao tầm hiểu về luật pháp, chính sách, chuyên môn, ngoại ngữ đối với đội ngũ các bộ làm việc với nước ngoài.

Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh trưởng các tỉnh, thành phố cần tổ chức các cuộc giao lưu theo định kỳ với các nhà tài trợ, với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, lắng nghe ý kiến đóng góp về việc cải thiện môi trường đầu tư của Lào, về các vướng mắc của các doanh nghiệp cần kịp thời tháo gỡ để nhanh chóng bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất kinh doanh.

Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Cần đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp.

Tăng cường nghiên cứu tình hình kinh tế, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn, các công ty lớn để có chính sách thu hút phù hợp. Hoàn thiện hệ thống thông tin, cung cấp một cách đầy đủ các thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu và các chính sách cho ĐTNN của Lào. Xây dựng và đưa vào hoạt động trang Web về ĐTNN để phục vụ cho việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách, luật đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công.

Cần phải phân cấp quản lý đối với FDI một cách hợp lý: Sau khi tạo dựng được môi trường pháp lí và cơ chế chính sách thông thoáng hấp dẫn, vấn đề then chốt có tính quyết định là việc chỉ đạo điều hành tập trung thống nhất và kiên quyết của chính phủ. Xây dựng qui chế phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý hoạt động ĐTNN theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước. Cần qui định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp. Đồng thời vẫn đảm bảo giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng các chế tài đối với các sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp.

Nhà nước cần tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục đầu tư nhằm giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc cho các nhà đầu tư. Ngoài ra các cơ quan quản lý về FDI và các địa phương, các bộ ngành hữu quan định kỳ gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để hướng dẫn về luật pháp chính sách, giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp,

tháo gỡ các ách tắc, điều chỉnh, bổ sung các chính sách biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt để thu hút vốn ĐTNN cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế, xu hướng của thế giới nhằm đưa ra được một hệ thống các giải pháp phù hợp để khai thác các nguồn vốn rất quan trọng này phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kì, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

KẾT LUẬN

CHDCND Lào là một nước nghèo, kinh tế chậm phát triển thiếu vốn để phục vụ quá trình phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Bởi vậy thu hút vốn FDI xu thế có tính quy luật và là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Từ khi Nhà nước Lào mở cửa và chuyển sang nền kinh tế thị trường, có thể thấy rõ nền kinh tế xã hội được tăng trưởng và phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng thay đổi theo hướng tích cực hoà nhập với khu vực và thế giới ngày càng rõ nét hơn mà trong đó có sự đóng góp rất lớn của việc thu hút nguồn vốn FDI. Điều đó khẳng định FDI, đang sẽ là nhân tố tích cực phục vụ trực tiếp cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Lào.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Nó đã tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế của đất nước về vốn, công nghệ, phương thức quản lý. Chính vì vậy trong những năm qua kinh tế của Lào có những chuyển biến tích cực góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH và có thể tận dụng được nguồn vốn FDI vào quá trình phát triển kinh tế, Lào cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư trên mọi phương diện, Lào cũng nên tích cực không ngừng học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia đã thu hút thành công nguồn vốn FDI để có các vận dụng hợp lý.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn đóng vai trò trực tiếp và chủ yếu trong việc thực hiện các mục tiêu quan trọng này.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức trong việc thu hút FDI , Lào phải biết đón nhận và tận dụng cơ hội để trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trên thế giới.

Để thu hút FDI vào Lào phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội cần phải có một hệ thống, những chính sách, biện pháp thích hợp. Xuất phát từ thực tế của việc thu hút vốn FDI trong hơn 10 năm qua ở Lào đã góp phần thúc đẩy kinh tế Lào phát triển, đáp ứng nhu cầu về vốn, nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thu nhập cho người lao động… Song hiện nay việc thu hút FDI vào Lào còn nhiều hạn chế và khó khăn thách thức. Để vượt qua khó khăn thách thức và hạn chế, nhằm thu hút có hiệu quả FDI vào Lào và trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực này, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI để ngày càng thu hút vốn FDI vào Lào nhiều hơn, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế ở thế kỷ mới, đưa đất nước Lào, nhân dân và các bộ tộc Lào ngày càng phá triển, hội nhập với khu vực và thế giới. Cơ hội cho việc thu hút FDI vào Lào là rất thuận lợi nhưng để thực hiện thành công chiến lược thu hút FDI, Lào phải tiếp tục giải quyết những vấn đề bức xúc như cải thiện môi trường pháp lý, cải tạo và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nhanh việc hội nhập… nhằm tạo ra môi trường thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư. Có như vậy Lào mới thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG VIỆT

1. PGS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

2. Bounthan Kousonnong (2006), “Sự lựa chọn chiến lược của Lào trong chính sách đối ngoại Việt Nam và Trung Quốc” Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (số3), tr 84-96.

3. GS.Chu Văn Cấp (1995) Những giải pháp chính trị - kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả FDI vào Việt Nam, NXB Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 4. Đoàn chuyên gia cấp cao Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào (2005), Báo

cáo Chiến lược đầu tư quốc gia giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, Viêng Chăn.

5. TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2000), Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

6. ThS. Ngô Thu Hà (2006), “Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc và một số gợi ý đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, tr 62-67.

7. Nguyễn Thị Thu Hiền (2005), Giải pháp thu hút FDI của EU vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.

8. TS. Nguyễn Cảnh Huệ “Về tình hình đầu tư trực tiếp của các nước thành viên Asean ở Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6), tr29-36.

9. Nguyễn Hào Hùng (2004), “Chính sách đối ngoại của Cộng Hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ sau chiến tranh Lạnh” Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6), tr22-27. 10. Đặng Đức Long (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN vào Việt

Nam” Tạp chí Những vấn đề kinh tế (số 4), tr 64-72.

11. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình Đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục.

12. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2004), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.

13. Lâm Nguyễn (2004), “Về các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 4), tr 1, 2, 37.

14. TS. Nguyễn Hồng Minh (2005), ĐTNN và chuyển giao công nghệ, Trường ĐHKTQD, Bộ môn Kinh tế đầu tư, Hà Nội.

15. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

16. TS. Từ Quang Phương, TS. Phạm Văn Hùng, Ths. Nguyễn Thị Ái Liên, Ths. Trần Mai Hương, Ths. Nguyễn Thu Hà (2005) Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Trường ĐHKTQD, Hà Nội.

17. Dương Thế Phương (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài nguồn ngoại lực quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương” Tạp chí Quản lý Nhà nước (số 9), Tr 48-52.

18. TS. Vũ Công Quý (2004), “Quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào từ năm 1977 đến năm 2003” Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 3), tr 19 - 24.

19. Phan Hữu Thắng (2005-2006), “Thu hút gần 6 tỷ USD trong năm 2005” Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tr 46 – 47.

20. PGS.TS. Đinh Trọn Thịnh (2006) Tài chinh Quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội. 21.Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG LÀO

21. Bài nghiên cứu khoa học về sự đầu tư và tăng hiệu quả sự sản xuất phần tử cá nhân của CHDCND Lào (2006), NXB ADB/WB, Viêng Chăn.

22. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (2007), Số liệu thống kê về FDI vào ngành nông – lâm nghiệp năm 2001-2006, Viêng Chăn.

23. Bộ Công nghiệp và Thương mại (2007), Số liệu thống kê về FDI vào ngành công nghiệp và thương mại năm 2001- 2006, Viêng Chăn.

24. Bộ năng lượng và mỏ (2007), Số liệu thống kê về FDI vào ngành thuỷ điện và khai thác mỏ năm 2001 – 2006, Viêng Chăn.

25. Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2001), Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2010, 2020 và kế hoạch 5 năm lần thứ năm (2001-2005), Viêng Chăn.

26. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng NDCM Lào (1996), Báo cáo chính trị của Ban cấp hành Trung ương Đảng, Viêng Chăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thư VII của Đảng NDCM Lào (2001), Báo cáo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào 37 (Trang 47 - 59)