II. Thực trạng thu hút FDI vào CHDCND Lào trong thời gian qua
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà
tiếp nước ngoài của Lào
2.1 Nhân tố chủ quan
2.1.1. Môi trường kinh tế ,chính trị và luật pháp
Lào là nước đang phát triển, với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cùng với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã tạo ra môi trường kinh tế ổn định, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động FDI nói riêng. Trong suốt 20 năm nền kinh tế Lào đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá nhanh và tương đối bền vững, trong đó nổi bật là tốc độ tăng trưởng của năm sau liên tục cao hơn năm trước. Bình quân trong 5 năm 2001-2005, GDP tăng khoảng 6,2%/ năm, cao hơn trung bình của 5 năm từ 1996-2000 khoảng 0,3%, nhưng thấp hơn 0,8% so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005. Bình quân GDP đầu người đã tăng lên từ 200 USD năm 1985 thành khoảng 500 USD năm 2005. Tỷ lệ làm phát xuống dưới 10%.
Sự ổn định về chính trị ở Lào là một nhân tố quan trọng thu hút FDI tăng ổn định vào đầu thập niên 90 và trong giai đoạn hiện nay nó vẫn còn tác dụng. Đây là lợi thế của Lào so với các nước trong khu vực vì nó tạo niềm tin và sự an toàn về chính trị cho các nhà ĐTNN.
Hệ thống pháp luật đã được cải thiện và đào tạo mới để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Từ năm 2005 đến nay quốc hội đã thừa nhận một số pháp luật như luật về ngân sách, luật về lao động, luật về kế toán….Ngoài ra, chính phủ Lào đang có nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà ĐTNN như việc miễn thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu cho các dự án đầu tư, nhà ĐTNN có thể đầu tư sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực đầu tư của Lào ngoại trừ các hoạt động ảnh hưởng đến sự ổn định của quốc gia, sức khoẻ hoặc văn hoá tốt đẹp của nước này.
2.1.2 Về môi trường tài nguyên thiên nhiên
Lào là một nước có đất đai tương đối rộng và phong phú, khí hậu tương đối ẩm phủ hợp với các loại cây công nghiệp. Địa hình ở Lào có những nét đặc biệt, núi cao tập
trung ở miền Bắc và miền Đông, núi thấp dần khi xuống phía những đồng bằng dọc sông Mê Kông. Lào là nước có nhiều sông suối, có mật độ cao và phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ và một nguồn nước bề mặt rất phong phú, một tài nguyên thuỷ năng lớn. Sông suối ở Lào là những sông suối miền núi có độ dốc lớn, dòng chạy xiết, nhiều thác ghềnh. Lào có nhiều rừng vào loại nhất thế giới, đất ở Lào phần lớn là đất núi, nên rừng phát triển rất mạnh ở Lào. Vậy Lào có tiềm năng rất lớn về việc khai thác trồng rừng, trồng cây công nghiệp, trồng rừng để làm giấy hoặc để chế biến gỗ và những sản phẩm từ gỗ. Tài nguyên khoáng sản tại Lào đặc biệt phong phú, như các mỏ sắt, than đá, bô xít, đồng, ka li, vàng, chì kẽm, thạch anh, đá vôi, cao lanh… có quy mô công nghiệp, có một số mỏ quan trọng quy mô lớn, có thể cho phép phát triển công nghiệp cơ bản như công nghiệp thép, đồng, nhôm, xi măng…
2.1.3 Về vị trí địa lí
Lào là một nước không có đường biển nhưng Chính phủ Lào đã chuyển hướng trở thành nước có đường liên tiếp với các nước trong khu vực như đường số 3, số 9, số 15… Chính phủ đã đầu tư vào ngành giao thông đã tập trung thực hiện các dự án chủ yếu hướng vào sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường, cầu và cơ sở hạ tầng giao thông thiết yếu hiện có, đồng thời tiếp tục xây dựng các tuyến đường tiểu khu vực, đường quốc gia, đường sắt, sân bay, cầu và một số tuyến đường quan trọng cấp địa phương. Kết quả là đã xây dựng mới hoặc trải nhựa được nhiều tuyến đường đảm bảo cho các phương tiện giao thông có thể lưu thông trong suốt năm. Nhiều công trình quan trọng đã được thực hiện như làm mới, cải tạo, nâng cấp 1.130 km đường bộ, xây dựng 39 cầu với tổng chiều dài 2.611 m. Số phương tiện vận tải đường bộ, đường thuỷ hàng năm tăng khoảng 10-20%. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, đã mở rộng thêm loại hình dịch vụ thông tin liên lạc từ thành phố đến miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa… Chất lượng được nâng lên rõ rệt. Đến cuối năm 2005, khoảng 80% số huyện và khoảng 60% số bản đã có thể liên lạc được bằng điện thoại. Đến cuối năm 2004-2005, trong cả nước có phòng bưu điện tại 104 quận với 130 trạm bưu điện, 23.247 thùng thư công cộng. Việc cung cấp các loại dịch vụ bưu điện đã được cải tạo theo hướng hiện đại. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Lào ngày càng được cải thiện, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, hệ thống giao thông, đường xá, cầu được Nhà nước Lào xây dựng để chào đón các nhà ĐTNN vào đầu tư.
2.1.4 Về thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính của Lào đối với các nhà ĐTNN gần đây có những cải thiện đáng kể, đã và đang cải tiến theo hướng đơn giản hoá, giảm bớt các thủ tục trong các khâu đăng ký, cấp giấy phép đầu tư và chuyển quyền sử dụng đất…
2.1.5 Nguồn lao động phục vụ cho các dự án
Nguồn nhân lực của Lào dồi dào, với tổng dân số năm 2005 khoảng 5.6 triệu người, trong đó khoảng 49% là dân số trẻ có kỷ luật lao động cao, hăng hái, nhiệt tình, cần cù, khéo léo. Bên cạnh đó, chi phí cho lao động rẻ cũng là một yếu tố tích cực góp phần thu hút FDI vào Lào.
2.2 Nhân tố bên ngoài
2.2.1 Xu hướng quốc tế hiện nay:
Cuộc cạnh tranh kinh tế giữa các nước, mà đặc biệt là giữa Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, đang trở nên gay gắt hơn. Các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ nhưng lại xuất hiện ngày càng nhiều các biện pháp bảo hộ mới. Trước tình hình này, các TNCs cũng như các khối liên kết kinh tế thực hiện đầu tư lẫn nhau để tránh những hàng rào bảo hộ này. Vì thế mà đầu tư của các công ty, các khối này ra ngoài sẽ giảm sút, và Lào cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng này. Để thu hút được FDI của các tổ chức này thì Lào cần phải cải cách nền kinh tế mạnh hơn nữa để có thể phát triển nhanh hơn, và đặc biệt là để tham gia vào WTO.
2.2.2 Tác động từ các thị trường cạnh tranh:
Mặc dù FDI trên thế giới suy giảm trầm trọng nhưng Châu Phi, Đông Âu, Trung Quốc vẫn là những địa điểm thu hút dòng vốn FDI. Trong những nước này thì đáng nói nhất là Trung Quốc, vì cùng với việc gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của ASEAN. Theo đánh gia của EU, trong thời kỳ 2001 – 2005, Trung Quốc đứng thứ tư trong số 10 địa chỉ thu hút vốn FDI hàng đầu thế giới, với lượng vốn tiếp nhận trung bình hàng năm là 57,6 tỷ USD, chiếm 6,5% tổng FDI toàn thế giới. Trung Quốc chiếm hơn ½ vốn đầu tư của Mỹ và Tây Âu. Theo báo Handelsbatt, mặc dù các TNCs hiện không có ý định rút khỏi khu vực Đông Nam Á. Song các nước và vùng lãnh thổ giàu có ở Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc với dân
số khổng lồ, theo các chuyên gia Đức, đang có sức hút to lớn đối với các nhà ĐTNN, khi họ đầu tư ra nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường.
2.2.3 Sự quân tâm của nhà ĐTNN:
Sự quan tâm tới đầu tư tại CHDCND Lào của nhà ĐTNN ngày càng tăng, đặc biệt
là những nhà đầu tư trong khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian qua FDI đã tăng lên trong ngành khai thác mỏ và thuỷ điện. Sau đó thì mới có nhiều nhà đầu tư trong khu vực Đông Nam Á đầu tư vào ngành nông nghiệp, chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất. Chủ yếu là ngành nông nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm đã ký kết hợp đồng thuê đất đề trồng cây để sản xuất giấy, cây cao su, cây mía để làm đường và cây để sản xuất dầu trong đó có nhà đầu tư từ Ấn độ, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan. Ngoài ra còn có sự quan tâm từ nhà đầu tư của Thái Lan vá Úc trong ngành xi măng và góp vốn liên doanh với ngân hàng Nhà nước. Vốn đầu tư vào ngành khai thác mỏ và thuỷ điện là rất quan trọng để nâng cao công nghệ, kỹ thuật và quản lý vốn, như vậy sẽ đảm bảo cho sự phát triển nhanh của ngành và giúp cho đất nước đạt được các mục tiêu đã đặt ra.