IV-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XK TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 52 - 54)

- Sản phẩm giá trị gia tăn g 0,10 0,3 0,

IV-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XK TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

TẾ THỊ TRƯỜNG:

1-/ Việc thúc đẩy XK ở Việt Nam đòi hỏi phải tiếp tục vận dụng các chính sách và biện pháp thúc đẩy XK hiện có, đồng thời khắc phục những hạn chế và yếu kém đã nêu ở trên. Dưới đây xin làm rõ thêm một số vấn đề nhằm tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách và biện pháp ấy.

1.1 Về lựa chọn nhóm ngành mũi nhọn trong định hướng XK. Trước mắt chúng ta nên tập trung vào các ngành vừa tận dụng được lợi thế về công nhân, lao động, tài nguyên thiên nhiên, vừa phù hợp với khả năng đầu tư của chúng ta ở giai đoạn hiện nay. Khi đã tích luỹ đủ điều kiện về vốn, công nghệ thì chúng ta đầu tư vào ngành có hàm lượng cao về vốn và công nghệ.

1.2 Thành lập tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam hoạt động có hiệu quả, có nhiệm vụ thu thập và nghiên cứu thông tin về thị trường ngoài nước, bố trí triển lãm, tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế nhằm hỗ trợ phát triển các mặt hàng mới hoặc ngành nghề sản xuất cụ thể, hỗ trợ việc thực hiện các chương trình nằm trong chính sách XK của Nhà nước và tổ chức hợp tác kinh tế đối ngoại.

1.3 Tiếp tục phát triển mạnh hình thức khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

1.4 Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài. Việc ưu tiên sản xuất hàng XK, nuôi trồng chế biến thuỷ sản, sử dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động đã thể hiện rất rõ trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thông qua các quy định về miễn giảm thuế lợi tức trong một thời gian nhất định cho nhà đầu tư. Hình thức liên doanh là hình thức hợp nhất cho Việt Nam trong tích luỹ vốn, chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý.

2-/ Để nâng cao khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam, một số kiến nghị để thực hiện tốt, đó là:

2.1 Nuôi trồng thuỷ sản có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng, phương hướng lâu dài là phải sản xuất thâm canh. Việc tăng sản lượng thuỷ sản của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vào thời gian đầu thế kỷ 21 sẽ chủ yếu hy vọng vào việc tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, còn khả năng đánh bắt cá tự nhiên là rất hạn chế, nhất là nguồn hải sản đánh bắt ven bờ.

2.2 Xây dựng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao; xây dựng cơ cấu đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương và vùng lãnh thổ. Thực hiện chương trình đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa to lớn về kinh tế và quốc phòng.

2.3 Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng, giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp, có nhu cầu thuỷ sản lớn.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 52 - 54)