BẢNG 9: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚ

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 26 - 31)

Đơn vị: triệu USD

Đơn vị Chính ngạch Tiểu ngạch Tổng số Tỷ lệ % so với toàn tuyến

1. Quảng Ninh 240,54 41,21 281,75 32,58% 2. Lạng Sơn 453,93 72,67 526,60 60,91% 3. Cao Bằng 1,98 11,81 13,79 1,59% 4. Hà Giang 2,24 4,30 6,54 0,76% 5. Lao Cai 32,38 2,90 35,28 4,08% 6. Lai Châu 0,23 0,49 0,72 0,08% Tổng cộng 731,30 133,38 864,68 100,00%

Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới tại Lạng Sơn đạt cao nhất là 526,6 triệu USD chiếm 60,91% toàn tuyến, tiếp đó là Quảng Ninh đạt 281,75 triệu USD chiếm 32,58% và thấp nhất là tại tỉnh Lai Châu chỉ đạt 0,72 triệu USD chiếm 0,08%.

4-/ Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam và vấn đề cần giải quyết:

Xuất khẩu hàng hoá những những năm qua có nhiều tiến bộ vượt bậc đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, việc đánh giá đúng những hạn chế, khó khăn trong công tác xuất khẩu là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.

Theo đánh giá của các nhà kinh tế thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao, thiếu ổn định và đang nổi cộm nhiều vấn đề cần giải quyết. Điều đáng lo ngại khi thấy cán cân thương mại những năm gần đây mất cân đối so với tốc độ nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá thấp và bị bỏ rơi một khoảng cách xa, thực tế này đã diễn ra trong năm 1997. Nhập siêu tăng nhanh vượt quá mức an toàn. Năm 1996 nhập siêu lên tới 3,9 tỷ USD, tăng 81% so với năm 1993 chiếm 18% GDP ảnh hưởng tới sự phát triển an toàn của nền kinh tế.

Trong khi đó sản phẩm chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô thuộc dạng cồng kềnh và trị giá thấp, hàng qua chế biến chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Chính vì thế, trị giá hàng xuất khẩu không tăng được bao nhiêu dù số lượng có nhiều hơn. Quả thật đây là một chỉ số quá thấp, không tương xứng với tiềm năng to lớn về mặt tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của ta. Những hạn chế và khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá của ta thể hiện rõ trên nhiều mặt, đáng chú ý nhất là các vấn đề sau đây:

(1) Sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu còn yếu. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các nguyên liệu thô hoặc mới sơ chế. Có thể coi đây là hạn chế lớn nhất của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Do hạn hẹp về vốn, máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, chậm được đổi mới, chúng ta đã bán rẻ nhiều tài nguyên thiên nhiên, các loại nông lâm hải sản, không tận dụng hết nguồn lao động rẻ, dồi dào. Mặc dù tỷ trọng hàng thô và sơ chế năm 1991 là 85% và đến năm 1995 giảm xuống còn 70%, đã đánh dấu một bước tiến, song một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu cao vẫn là hàng sơ chế như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, than đá, tôm đông lạnh,... Những mặt hàng tinh chế xuất khẩu, có kim ngạch lớn hãy còn ít, nhưng chủ yếu là gia công cho nước ngoài, ngoại tệ thực thu chỉ vào khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu, nên khả năng tích luỹ không nhiều. Bên cạnh đó các nước phát triển chỉ mong muốn nhập hàng thô và sơ chế của Việt Nam để chế biến lại, XK sang nước thứ 3, vừa giải quyết công ăn việc làm cho mình, vừa thu lợi nhuận cao, nên họ tìm mọi cách để khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên của nước khác. Do XK dưới dạng thô và sơ chế vừa tốn nguyên liệu, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng giữa nước giàu và nước nghèo.

(2) Vấn đề tổ chức xâm nhập và phát triển thị trường trong XK hàng hoá còn nhiều hạn chế và mất cân đối. Xu hướng chính của Việt Nam là đa dạng hoá, đa phương hoá kinh tế đối ngoại. Thế nhưng cho đến nay hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu mới diễn ra ở khu vực Châu Á (chiếm 80%) còn ở các châu lục khác thì đang chiếm tỷ trọng nhỏ. Đặc biệt, xuất khẩu Việt Nam còn chưa vươn tới các thị trường Châu Phi mênh mông và đầy tiềm năng. Vấn đề này liên quan khả năng mở rộng quan hệ ngoại giao của các nhà kinh doanh Việt Nam trong việc tìm kiếm bạn hàng và thị trường.

Mặt khác, hàng hoá xuất khẩu Việt Nam chưa có thị trường ổn định, vững chắc, quan hệ lâu dài và gắn bó, chúng ta chưa hình thành hệ thống sách lược thị trường và thương nhân. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn từ

phía Nhà nước và các nhà kinh doanh. Điều quan trọng trong việc tổ chức xâm nhập và phát triển thị trường là phải tạo mối quan hệ kinh tế lâu dài, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng nâng cao chất lượng sản phẩm, bình đẳng và cùng có lợi.

(3) Tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động XK cần được tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt là đối với các đầu mối xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Hiện nay, cơ chế chính sách xuất nhập khẩu chưa phát huy hết hiệu lực, tình trạng buôn lậu khá phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nước. Trong hoạt động xuất khẩu vẫn chưa giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa các mặt hàng chủ lực với các nhóm hàng hoá khác, quá chú trọng và ưu tiên một số mặt hàng mà không biết tận dụng và bỏ qua nhiều loại hàng hoá khác rất có triển vọng và tiềm năng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các mặt hàng có kim ngạch lớn, chủ lực thì việc đa dạng hoá các sản phẩm khác trở thành nội dung then chốt trong chiến lược xuất khẩu của nước ta sau này. Cơ chế điều hành hoạt động XK còn mang nặng tính chất đối phó với từng tình huống như cơ chế quản lý kế hoạch định hướng song thực chất là một hình thức biến tướng của quản lý hạn ngạch. Các chính sách quản lý của Nhà nước thay đổi thường xuyên làm cho các doanh nghiệp không kịp xoay xở, bị động, lúng túng trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn còn chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cản trở tới hoạt động sản xuất kinh doanh, gây tâm lý lo lắng, đối phó của các nhà quản lý doanh nghiệp. Sự tuỳ tiện vận dụng pháp luật của các nhân viên chức thuộc các cơ quan này đang trở thành một tệ nạn gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh XK của các doanh nghiệp.

(4) Thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng trong nhiều năm và lên đến gần 4 tỷ USD trong năm 1996, đưa tỷ lệ nhập siêu so với GDP lên mức cao gấp rưỡi so với những nước có mức độ nhập siêu cao trên thế giới, thực sự là điều đáng lo ngại. Năm 1997 mức độ nhập siêu đã giảm nhưng vẫn còn ở mức 2,5 tỷ USD. Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK đã vượt quá chỉ giới an toàn. Năm 1998 mức nhập siêu là 2,133 tỷ USD, bằng 22,8% so với tổng kim ngạch XK, so với năm 1997 tỷ trọng này giảm 3,7%.

(5) Vấn đề bức bách hiện nay là việc thông tin thương mại phục vụ cho XK hàng hoá còn có nhiều hạn chế. Từ nhiều năm nay thông tin thương mại của ta thường rất chậm, không đầy đủ, thiếu chính xác nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong khi đó, nhiều đối tác của các doanh

nghiệp Việt Nam lại hiểu rất rõ tình hình xuất nhập và các nhu cầu của ta. Nhưng chúng ta nắm được rất ít thông tin về bạn hàng, chưa kể đến các doanh nghiệp nội địa cùng ngành cạnh tranh lẫn nhau, tranh mua tranh bán, xuất phá giá để hưởng lợi một mình. Cuối cùng chỉ có phía bạn hàng được lợi, cả Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đều bị thua thiệt.

Thông tin kinh tế đầy đủ, chính xác, kịp thời là một trong những điều kiện quyết định để quản lý, điều tiết nền kinh tế nói chung và hoạt động XK nói riêng đạt kết quả tốt. Hiện nay vấn đề này chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Chúng ta có cả một hệ thống thống kê từ Tổng cục thống kê Nhà nước đến Cục thống kê của các tỉnh, thành phố, của các bộ, ngành,... nhưng hoạt động kém hiệu quả. Chỉ nói rằng việc thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu và mặt hàng xuất nhập khẩu trong từng kỳ kế hoạch, thường xuyên có sự sai lệch về con số giữa Tổng cục thống kê, Bộ thương mại và Tổng cục hải quan,... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, việc điều tiết cung cầu hàng hoá xuất nhập từng mặt hàng trong từng thời kỳ, gây ra những biến động, mất cân đối trong nền kinh tế, mất thời cơ xuất nhập khẩu. Củng cố và hoàn thiện hệ thống tin kinh tế (cả trong nước và trên thế giới). Đồng bộ hoá hệ thống thống kê từ Trung ương đến cơ sở để nhanh chóng có được những báo cáo chính xác, kịp thời, đầy đủ là yêu cầu cần thiết trước mắt trong công tác quản lý kinh tế nói chung và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.

(6) Ảnh của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu: chính sách của tỷ giá còn hạn chế trong phục vụ chiến lược hướng về xuất khẩu, cần phải có một tỷ giá hối đoái linh hoạt phù hợp với sức mua đồng tiền Việt Nam. Trong thời gian qua, quan hệ tỷ giá hối đoái chỉ khuyến khích nhập khẩu, các chuyên gia nước ngoài cho rằng Việt Nam mới chỉ lo quản lý người xuất khẩu mà chưa lo quản lý nguồn ngoại tệ, để cho các doanh nghiệp dùng ngoại tệ nhập khẩu tràn lan. Dưới tác động của tỷ giá hối đoái, năm 1996 một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự giảm tỷ giá hối đoái USD-VNĐ để nhập hàng thông qua bảo lãnh L/C trả chậm khiến nhập khẩu tăng vọt. Do vậy cần điều chỉnh lãi suất cho vay vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, rút bớt khoảng cách chênh lệch giữa hai loại lãi suất này.

Mặt hàng hoạt động xuất khẩu của ta diễn ra không đồng đều, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Các địa phương chỉ chiếm 40% giá trị xuất khẩu cả nước và đang có nguy cơ

giảm dần, bởi thế các nguồn hàng ở các địa phương chưa được khai thác cho xuất khẩu, chưa tận dụng được lợi thế trong từng địa phương phục vụ cho xuất khẩu.

* Với những kết quả đã đạt được trong những năm qua, nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động xuất khẩu của ta vẫn chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới vẫn còn yếu kém có thể do những nguyên nhân chính sau đây: trước hết chúng ta thấy công nghệ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được hình thành trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, lạc hậu mấy thế hệ, không thích hợp với nền kinh tế thị trường. Các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi, máy móc thiết bị,... thường quá lớn, cồng kềnh, đồ sộ nhưng công suất lại thấp nên hoạt động kém hiệu quả vì phải chịu khấu hao lớn, các định mức tiêu hao nguyên - nhiên - vật liệu thường rất cao mà sản xuất ra chất lượng lại thấp. Mấy năm gần đây một số doanh nghiệp đã tích cực đổi mới công nghệ hiện đại nhưng thông thường là sử dụng chắp vá, không đồng bộ vì vốn đầu tư có hạn. Tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý cồng kềnh, bất cập với công nghệ.

Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam phần lớn còn ở dạng thô và nguyên liệu, thu gom hàng hoá tại các vùng lãnh thổ khác nhau nên chất lượng hàng hoá thấp và không đồng đều, chưa chú trọng quy hoạch vùng sản xuất hàng XK lớn và đồng bộ, chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực giá trị lớn. Hàng hoá chế biến sâu và tinh chiếm tỷ trọng thấp. Bênh cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam vừa mới bắt đầu tham gia hoạt động thị trường thế giới trong điều kiện phải chấp nhận cuộc cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Công tác tổ chức thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp chưa tốt, trình độ tổ chức quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu, trình độ tiếp thị của doanh nghiệp còn yếu. Do thiếu sự hướng dẫn, điều hành, phân công, phối hợp hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, phân tán, cục bộ, tranh mua, tranh bán làm suy yếu lẫn nhau,... hậu quả xảy ra là giá mua hàng XK ở trong nước bị đẩy lên cao và giá bán thị trường ngoài nước bị ép giảm xuống, cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu chưa đồng bộ và thống nhất.

Bên cạnh đó năm 1997, đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở 5 nước Đông Nam Á, sau đó lan rộng sang một số nước Đông Á. Đối với Việt Nam, khoảng 30% kim ngạch buôn bán, 70-80% lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào là từ các nước Đông Nam Á và Đông Á, bởi vậy cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhất định ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Khủng hoảng tiền tệ làm cho giá đồng tiền của các nước bị giảm, đồng nghĩa với việc giá bán của hàng hoá sẽ rẻ đi. Đây là một lợi thế rất lớn của các

nước này nhằm thúc đẩy XK, đẩy mạnh việc bán hàng vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh, xâm chiếm thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trường khác, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á bị giảm đi. Hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp từ 15%-20% tốc độ tăng trưởng XK, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm đi, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng XK của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 26 - 31)