II-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 31 - 34)

Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển, 12 cửa sông với hơn 2 triệu km2 thềm lục địa và hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước. Hàng năm Việt Nam đã đánh bắt được từ 1,2-1,7 triệu tấn hải sản, trong đó công suất đánh bắt những loại hải sản có giá trị cao trên thị trường quốc tế như tôm, có thể đạt 50-60 ngàn tấn/năm; mực các loại từ 30-40 ngàn tấn/năm; chưa kể hàng trăm ngàn tấn cá các loại, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế rất cao.

Chính nhờ những lợi thế này mà thuỷ sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của nước ta. Trong những năm qua ngành thuỷ sản đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn định, mức tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản lượng thuỷ sản trên 4%/năm, giá trị kim ngạch XK chiếm 10-15% trong tổng kim ngạch XK hàng năm của Việt Nam, mức tăng trưởng GDP từ 4-5%. Thành công của ngành thuỷ sản bắt đầu từ đổi mới cơ chế đầu tư từ bao cấp sang cơ chế tự cân đối, tự trang trải, lấy nguồn thu trong xuất khẩu thuỷ sản đề đầu tư lại cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành, gắn việc đầu tư với áp dụng công nghệ mới, sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư cho ngành thuỷ sản chủ yếu tập trung vào một số khâu như: đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, đầu tư cho các cơ sở dịch vụ nghề cá, cho nghiên cứu khoa học.

Hiện nay Việt Nam đang trở thành một trong những nước đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thuỷ sản đáng kể trên thế giới. Vào năm 1997 Việt Nam là 1 trong 20 nước đánh bắt thuỷ sản lớn trên thế giới với 1,2% sản lượng thuỷ sản của thế giới và đứng thứ 29 trên thế giới về XK với 1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của thế giới. So với các nước Đông Nam Á thì Việt Nam đứng thứ 4 sau Thái Lan, Inđônêxia, Singapor.

1-/ Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam:

Thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên. Trở lại với lịch sử những năm cuối thập kỷ 70, thuỷ sản là một ngành kinh tế yếu kém, sa sút. Trong môi trường bao cấp thời kỳ 1976-1980 Nhà nước ta đã đầu tư cho ngành khá lớn, với tổng số vốn 2 tỷ VNĐ (giá năm 1982), 235 triệu USD, 29 triệu rúp, trang bị thêm 16 vạn CV, mỗi năm cung cấp 6-9 vạn tấn

nhiên liệu, 1.500-1.900 tấn lưới sợi,... nhưng sản xuất vẫn sa sút kéo dài. Tốc độ giảm bình quân về tổng sản lượng là -7,2%, về kinh ngạch XK là -11,4%.

Số liệu cụ thể ở bảng sau:

Chỉ tiêu Đơn vị 1976 1980

Tổng sản lượng thuỷ sản tấn 810.000 558.660

Trong đó: + Khai thác hải sản + Nuôi trồng thuỷ sản tấn tấn 610.000 200.000 398.660 160.000

Giá trị kim ngạch xuất khẩu triệu USD 21,3 11,2

Năm 1981 ngành thuỷ sản đã có những chuyển biến hết sức cơ bản. Từ thực tiễn sản xuất và đặc thù của nghề cá Việt Nam, ngành đã chủ động đề xuất và được Nhà nước chấp thuận cho áp dụng cơ chế quản lý mới. Nội dung tổng quát của cơ chế là: "Nhà nước giao nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch, nhưng Nhà nước không cân đối được, cho phép ngành thuỷ sản lấy xuất khẩu để tự lo, tự liệu, tự cân đối, tự trang trải, nhằm duy trì, phát triển sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước trung ương, địa phương dưới sự giám sát của Nhà nước và nằm trong quỹ đạo xã hội chủ nghĩa", gọi tắt là "cơ chế tự cân đối, tự trang trải".

Năm năm 1981 - 1985 mặc dù vốn đầu tư của Nhà nước cho ngành giảm chỉ còn 41,5% so với kỳ kế hoạch trước, nhưng tổng sản lượng thuỷ sản năm 1985 đã đạt 808 ngàn tấn, giá trị kim ngạch XK xấp xỉ 100 triệu USD. Trong 5 năm 1981-1985 tốc độ tăng bình quân tổng sản lượng thuỷ sản là 7% năm, giá trị XK tăng bình quân 105,2% năm.

Phát huy những thành quả đã đạt được, hoà nhập với công cuộc đổi mới của đất nước, từ 1986 đến nay, nghề cá đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Dưới đây là các số liệu từ năm 1986 đến 8 tháng đầu năm 1999.

Chỉ tiêu Đơnvị 1986 1990 1995 1996 1997 1998 8 tháng đầunăm 1999

- Tổng sản lượng thuỷ sản tấn 830.523 978.880 1.344.140 1.373.500 1.570.000 1.733.600 1.213.870+ Khai thác hải sản tấn 597.717 672.180 928.860 962.500 1.078.000 1.226.600 824.870 + Khai thác hải sản tấn 597.717 672.180 928.860 962.500 1.078.000 1.226.600 824.870 + Nuôi trồng thuỷ sản tấn 242.806 306.700 415.280 411.000 492.000 507.000 389.000 - Giá trị kim ngạch XK tr. USD 102,235 205,000 550,100 670,000 776,000 858,600 600,000

Trong 8 tháng đầu năm 1999 toàn ngành thuỷ sản đạt cao hơn cùng kỳ, tổng sản lượng đạt 1.213.870 tấn bằng 67,43% kế hoạch năm và bằng 114,14% so với cùng kỳ năm 1998. Kế hoạch đặt ra cho năm 1999 về kim ngạch XK là 950 triệu USD, theo số liệu của Bộ thuỷ sản thì trong 8 tháng đầu năm 1999 cả nước XK ước

đạt 600 triệu USD, bằng 63,15% kế hoạch năm và bằng 112,77% so với cùng kỳ năm 98. Kim ngạch XK có mức tăng trưởng tương đối cao từ 22-23% năm.

2-/ Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu:

Cơ cấu mặt hàng XK thuỷ sản chủ yếu bao gồm 4 nhóm mặt hàng chính: 1. Giáp xác và nhuyễn thể đông lạnh: nhu cầu tăng với mức 20-22%/năm. 2. Cá sống, tươi, đông lạnh (kể cả cá phi lê): nhu cầu tăng 25-30%/năm. 3. Cá hộp (chủ yếu là cá ngừ hộp): nhu cầu tăng 15-20%/năm.

4. Đồ hộp giáp xác và nhuyễn thể và thực phẩm phối chế: nhu cầu tăng với tốc độ 20-25%.

Trong đó mặt hàng XK chủ lực tôm đông lạnh 46,3 nghìn tấn, cá và thuỷ sản khác 26,4 nghìn tấn (1991-1995). Tuy nhiên hiện nay cơ cấu chế biến hàng thuỷ sản có sự thay đổi, lúc đầu XK tôm đông lạnh là chính nhưng vài năm gần đây mặt hàng XK tinh chế tăng lên về số lượng và đa chủng loại (tôm, các loại cá, mực,...) sản lượng hàng XK do nuôi trồng chiếm 25% tổng lượng XK. Từ chỗ ban đầu chỉ có 5-7 chủng loại đến nay có trên 100 loại mặt hàng thuỷ đặc sản, riêng hàng đông lạnh đã có 70-80 chủng loại khác nhau, hàng thuỷ sản tinh chế đã bán trực tiếp với các siêu thị nước ngoài, chiếm tỷ trọng 6-7% giá trị kim ngạch XK thuỷ sản.

Để thích ứng với thị trường, khách hàng, chúng ta đã đa dạng hoá sản phẩm, nếu như những năm đầu thập niên 80, 80-90% sản phẩm XK là tôm thì trong 6 tháng đầu năm 1998 tôm chỉ còn chiếm 55% giá trị kim ngạch XK, sản phẩm từ tôm nuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng, năm 1997 tỷ trọng tôm nuôi chiếm khoảng 62% về sản lượng và 68% về giá trị. Tỷ trọng cá và các loại nhuyễn thể trong hàng thuỷ sản XK ngày một gia tăng. Năm 1990 tôm đông 34.120 tấn, cá và mực đông 12.102 tấn, năm 1995 hai mặt hàng tương ứng là 66.500 tấn và 44.000 tấn. Các mặt hàng hải sản tươi sống, ướp đá, thuỷ sản ăn liền đã chiếm trên 1/6 khối lượng sản phẩm và đạt giá trị xấp xỉ 114 triệu USD. Tuy vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng nhanh kim ngạch XK của thuỷ sản Việt Nam, cần chú ý phát triển các loại thuỷ sản có giá trị và chất lượng cao, nhu cầu của thị trường thế giới đang tăng lên. Ngoài hải sản (tôm, cá, nhuyễn

thể chân đầu và chân bụng, thực phẩm phối chế, đồ hộp thuỷ sản), chú ý phát triển các thuỷ đặc sản khác như: cua ghẹ, rong biển, hải sâm và cầu gai, ếch nuôi, cá sấu, ba ba, trai ngọc, actemia,...

Dưới đây là một số mặt hàng thuỷ sản tại thị trường Nhật Bản 25/9/99:

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 31 - 34)