II-/ TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 42 - 44)

1605 .00 Các sản phẩm từ động vật giáp xác thân mềm

II-/ TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

Mục tiêu chung của hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay là: "Đẩy mạnh XK, coi XK là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường. Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sau và tinh trong hàng xuất khẩu".

Với mục tiêu mà Đại hội lần thứ VII đề ra trên đây, theo dự báo của các chuyên gia ngành Thương mại, thì tổng kim ngạch XK 5 năm 1996-2000 khoảng 60-65 tỷ USD. Đến năm 2000 với dân số khoảng 80 triệu người, kim ngạch XK đạt 20 tỷ USD, bình quân đầu người 250 USD, xuất khẩu đóng góp khoảng 40-50% vào GDP. Thời kỳ 2001-2010 dự kiến mức tăng trưởng GDP hàng năm 11-12%, dự báo tốc độ tăng XK hàng năm 14%. Đến năm 2010 với dân số khoảng 95 triệu người, mức GDP trên đầu người đạt 1.600 USD. GDP cả nước đạt 152 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD, bình quân đầu người 740 USD, XK đóng góp khoảng 46% GDP. Thời kỳ 2011-2020, dự báo mức tăng trưởng GDP hàng năm 9- 10%, tốc độ XK hàng năm 12%. Đến năm 2020 với dân số khoảng 110 triệu người. GDP cả nước 440 tỷ USD, mức GDP đầu người đạt trên 4.000 USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 tỷ USD, bình quân đầu người 1.800 USD, XK đóng góp khoảng 45% GDP.

Để thực hiện và đạt được mục tiêu tăng trưởng XK với tốc độ nhanh như trên, hoạt động XK trước hết phải hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phải ra sức sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước (đất đai, nhân lực, tài lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất,...).

- Nâng cao năng lực sản xuất hàng XK để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch XK. - Tạo ra những mặt hàng XK có khối lượng và giá trị lớn, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới về chất và lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.

Hiện nay, hàng hoá Việt Nam đã và đang có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng để đẩy nhanh hoạt động XK, tạo điều kiện cho hàng hoá của nước ta xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường các nước càng nhiều, ổn định và vững chắc, chúng ta phải nhanh chóng khắc phục ách tắc trong hoạt động XK, đồng thời cần phải thực hiện các giải pháp một cách có hiệu quả.

Theo kế hoạch của Bộ thương mại dự kiến năm 1999 kim ngạch XK sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 1998 vượt 10,5% kế hoạch. Trong đó: doanh nghiệp Việt Nam là 8,55 tỷ USD chiếm 77,7%, tăng 15,85, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,45 tỷ USD, chiếm 22,3% tăng 23,6%.

Về cơ cấu XK, dự kiến nhóm hàng nông lâm thuỷ sản chiếm 37,3% kim ngạch, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 38,2% và hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 24,5%.

Các mặt hàng XK chủ yếu như dầu thô (14 triệu tấn, tăng 15,7% so với năm 1998), gạo (3,7 triệu tấn), cà phê (380.000 tấn, tăng 2,7%), cao su (200.000 tấn, tăng

11,1%), chè (35.000 tấn, tăng 16,7%), lạc nhân (110.000 tấn, tăng 22,2%), hàng thủy sản (900-950 triệu USD, tăng 12-14%), hàng dệt may (1.500 triệu USD, tăng 7,8%...).

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 42 - 44)