Các biện pháp tác động đến nguồn cung lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 55)

III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG

3.2.1Các biện pháp tác động đến nguồn cung lao động nông thôn

thôn:

Bao gồm việc giảm lượng cung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn:

3.2.1.1 Giảm lượng cung lao động nông thôn:

Hiện nay tốc độ tăng số người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn Uông Bí ở mức 1,03 năm 2007 và 1,04 ở năm 2008. như vậy mỗi năm ở khu vực nông thôn ở Uông Bí có khoảng gần 1000 người bước vào độ tuổi lao động. Quy mô lao động tăng nhanh trong khi đó đất nông nghiệp và nông thôn lại thu hẹp do sự phát triển kinh tế, quy hoạch đô thị. Như vậy cầu lao động ở khu vực này có xu hướng giảm dần trong khi đó nguồn cung lại tăng, sự mất cân đối cung cầu làm cho nhiều người không có việc làm. Chính vì vậy cần có biện pháp, kế hoạch giảm dần nguồn cung lao động nông thôn trong thời gian tới. Cần tiếp tục duy trì chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình để ổn định mức tăng dân số tự nhiên từ đó giảm nguồn nhân lực,để thực hiện tốt chương trình này cần hỗ trợ người dân tiếp cận các quy định của pháp luật đồng thời hỗ trự các biện pháp tránh thai, có các chính sách khuyến khích về lợi ích vật chất khi họ sinh đẻ có kế hoạch.

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn:

Chủ yếu là việc phổ cập giáo dục phổ thông và dào tạo trình độ chuyên môn, nghề cho người lao động nông thôn.

Cần thực hiện cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm để tăng cường đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ văn hóa cho vùng nông thôn. Vì việc đào tạo nghề chưa gắn liền với nhu cầu lao động trên thị trường, vì vậy cần phải tổ chức những hoạt động dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm, định hướng có chọn lọc các ngành nghề cho phù hợp với trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá. Mở các khoá đào tạo nghề tại thị xã, trực tiếp tại các xã, thị trấn, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống để tạo việc làm cho người lao động nhàn dỗi ở nông thôn; tổ chức các đoàn đi thực tế tham quan, khảo sát, học tập ở những địa phương, cá nhân có cách làm hay, điển hình về làm kinh tế. Cần gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, chỉ đào tạo nghề mà thị trường cần.

Với Uông Bí tùy từng khu vực cụ thể để có chương trình đào tạo nghề phù hợp cho lao động ở từng phường, xã cụ thể tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên ở từng vùng.

Điều chỉnh mạng lưới cơ sở đào tạo cho phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng nông thôn. Xây dựng một số cơ sở sản xuất nông nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao trong các vùng nông nghiệp trọng điểm nhằm kết hợp khuyến nông, đẩy mạnh hoạt động phổ biến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Trong việc đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân cần chú ý cả phương tiện kỹ thuật và kỹ năng quản lý, không chỉ chú trọng các loại hình chính quy trên cơ sở phát triển hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, mà đặc biệt quan tâm tới mô hình đào tạo cộng đồng. Tăng cường đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cho nông dân.

Có chính sách khuyến khích và sử dụng tốt sinh viên học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về phục vụ ở nông thôn.

3.2.2 Các biện pháp tác động đến cầu lao động nông thôn: Thu hút vốn đầu tư để tăng số lượng việc làm:

Có cơ chế và chính sách phù hợp như chính sách miễn giảm thuế, chính sách tín dụng..., để kêu gọi khuyến khích đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau vào nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nguồn vốn FDI vẫn là nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và chuyển giao công nghệ trong ngành nông -lâm- thuỷ sản.

Cần thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng vào khu vực thị trường nông thôn, nơi tỷ lệ rủi ro cao. Tạo ra những thuận lợi nhất để nông dân có thể tiếp cận với các nguồn tài chính. Đẩy nhanh việc cổ phần hoá, hình thành thị trường vốn và vận hành tốt loại thị trường này nhằm nhanh chóng huy động vốn và di chuyển vốn dễ dàng giữa các khu vực, các ngành kinh tế từ đó tạo vốn cho khu vực nông thôn.

Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động nông

thôn. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã) có đăng ký hoạt động chưa nhiều, mới đạt 3% còn 97% vẫn thuộc loại hình kinh tế hộ không có đăng ký, điều này dẫn đến sự phát triển của kinh tế hộ chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn. Mặt khác Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chính là nguồn vốn cho phát triển các dự án, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Để giải quyết vấn đề này, đề nghị Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhở và vừa. Thứ hai, về phía hiệp hội,cần huy động vốn tín dụng từ các nguồn khác, kể cả từ nước ngoài, đồng thời xúc tiến thành lập quỹ tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn của riêng hiệp hội ”

Để nhanh chóng phát triển mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cần phải:

Tạo điều kiện thuận lợi tối đa về mặt thủ tục để cơ sở sản xuất đăng ký thành lập doanh nghiệp được dễ dàng.

Cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản về mặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào.

Các cơ sở này một mặt sẽ thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực tại chỗ tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho cơ sở chế biến, mặt khác nó cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế biến của các cơ sở này

Đối với các doanh nghiệp sản xuất phi nông nghiệp đã có đăng ký và đang hoạt động, khuyến khích các doanh nghiệp này đặt cơ sở trên địa bàn các huyện, xã chủ yếu làm nông nghiệp, dân số đông. Các doanh nghiệp này sẽ là cơ sở để giải quyết lao động nông nhàn và khởi đầu cho việc phát triển hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn.

Khuyến khích kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại ở nông thôn

Phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ ở nông thôn trong tất cả các lĩnh vực, ngành hoạt động mà kinh tế hộ có thể tham gia. Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, và

đã chứng tỏ khả năng phát triển không chỉ trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác. Làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động và bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều. Để phát triển kinh tế hộ lâu dài và ngày càng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tạo ra, cần. Có chính sách thích hợp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo đặc thù sản xuất của từng vùng, đó là các chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, khoa học và công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm; Kiên trì thực hiện chủ trương khuyến khích "ai giỏi làm nghề gì làm nghề đó", trên cơ sở đó đa dạng hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến tìm việc làm, thông qua chế độ ưu đãi về cho thuê mặt bằng, tín dụng ban đầu; từng bước phát triển kinh tế hộ nông, lâm, ngư trại thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác.

Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động:

Trong thời gian tới thì hình thức xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài hứa hẹn nhiều thành công. Vì vậy chúng ta cần phải nâng cao chất lượng của người lao động bằng các hình thức như đào tạo tại cơ sở hoặc gửi đi học ở những trung tâm, địa phương khác để khai thác hình thức xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Bên cạnh việc đưa lao động đi xuất khẩu nước ngoài, thì cũng nên tăng cường liên kết với các huyện, thị trong tỉnh, với các tỉnh bạn để đưa lao động đi làm việc ở các nhà máy, khu công nghiệp trong nước.

3.2.3 Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn

Đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp:

Quy hoạch đất nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản nhằm thu hút lao động nông thôn. Quy hoạch theo hướng Vùng 2 gồm các xã Phương Nam, Phương Đông và một phần Yên Thanh với phần đất nằm phía Nam Quốc lộ 18A, đây là vùng đồng bằng diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu, được xác định là vùng trọng điểm lúa và nuôi trồng thủy sản theo cơ cấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nông - ngư nghiệp- công nghiệp - dịch vụ. Tiểu vùng này thực hiện tích cực chương trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Vùng 3 là khu đồi núi của các xã Thượng Yên Công, Phương Đông, Vàng Danh và một phần phường Bắc Sơn. Nơi đây có diện tích trồng cây ăn quả lớn, có vùng rừng đặc dụng Yên Tử. ở đây hướng bố trí cơ cấu là sản xuất lâm nghiệp- trồng rừng- trồng cây ăn quả- phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia súc và gia cầm.

Trong thời gian tới, ở thị xã Uông Bí phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện,Trong đó diện tích trồng lúa có giá trị hàng hoá cao đạt 70% tổng số diện tích lúa; phát triển nhiều mô hình trang trại đạt tiêu chí mới, giá trị trên một ha canh tác đạt 37,5 triệu đồng; Ngoài ra phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất giống lúa; tăng cường công tác quy vùng, thực hiện sản xuất ở các xã, thị trấn, đẩy mạnh chăn nuôi trong các hộ nông dân, phấn đấu tăng đàn lợn, tận dụng triệt để mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là thủy sản có giá trị hàng hoá cao.

Vì ngành nông nghiệp của thị xã Uông Bí hiện nay gặp nhiều khó khăn như diện tích đất canh tác giảm, nhưng người lao động làm việc trong ngành này lại nhiều, đây là áp lực rất lớn trong công tác tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở đây. Do đó trong thời gian tới chúng ta phải có các biện pháp như: khai thác chiều sâu của đất, thâm canh, tăng vụ, tạo ra nhiều giống mới…để tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, tạo thu nhập cho người nông dân.

Ngoài ra cần phải chú trọng đến việc thị trường hóa nông nghiệp, phải có phương hướng trồng trọt, chăn nuôi không những đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong thị xã mà còn có thể đem bán ở những địa phương khác.

Phát triển du lịch dịch vụ

Khuyến khích phát triển nghành du lịch, dịch vụ chuyển dần lao động từ khu vực nông nghiệp sang. Củng cố thị trường đã có, mở rộng thị trường mới để tiêu thụ nông sản phẩm và dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn. Hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông lâm thuỷ sản và ngành nghề dịch vụ ở nông thôn theo hướng hàng hoá gắn với thị trường.

Nâng cấp và mở rộng các loại hình du lịch dịch vụ chất lượng cao: Phát triển Yên Tử thành khu du lịch lịch sử văn hóa và du lịch sinh thái liên

hoàn; đầu tư hoàn thiện các khu du lịch sinh thái Lựng Xanh, Hang Son, khu sân golf ở hồ Yên Trung; khu du lịch sinh thái Lạc Việt. Phát triển các khu du lịch này vừa tạo ra việc làm cho lao động vùa thu được nguồn lợi kinh tế lớn.

Phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống

Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn:

Ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời và đã có thể gọi là một thế mạnh của nước ta như nghề kim hoàn, thêu ren, dệt tơ lụa, chạm khắc gỗ, khảm trai, chế biến nông sản phẩm, Đối với Uông Bí hiện nay có làng nghề mây tre đan ở phường Phương Nam và nghề thêu ren ở Yên Thanh ... Ngành nghề truyền thống hiện đang giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất và các làng nghề cũng gặp không ít những khó khăn nhất là về tiêu thụ sản phẩm, công nghệ lạc hậu, ít vốn; vì thế Thị ủy cùng các ban ngành cần có một số chính sách hỗ trợ để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở mang các nghề mới trên cơ sở: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, ở các làng nghề truyền thống như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung; Tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập những doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ban hành một số chính sách khuyến khích về vốn, tín dụng, thuế và giải quyết mặt bằng cho sản xuất đối với các làng nghề, nghề truyền thống ở giai đoạn khôi phục và phát triển mới; Có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Bảo vệ quyền phát minh sáng chế của các nghệ nhân và xây dựng chế độ bảo hiểm khi về già để người dân làm việc trong các làng nghề truyền thống yên tâm đầu tư vốn và yên tâm sống với nghề của mình.

3.6. Phối hợp chương trình việc làm với các chương trình khác

Như chương trình xoá đói giảm nghèo, chính sách người có công với nước, các phong trào đoàn thể như: Thanh niên, Phụ Nữ, Hội Nông dân tập

người lao động được gắn kết hơn với các phong trào khác trong huyện, từ đó thì công tác tuyên truyền, khuyến khích người lao động sẽ có tác dụng hơn và như vậy thì việc tạo việc làm cho người lao động sẽ hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập, được tìm hiểu về hoạt động của các phòng ban của thị ủy Uông Bí thấy rằng: Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, Với mục đích đưa đất nước nói chung và thị xã Uông Bí nói riêng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội và khoa học công nghệ, nâng cao đời sống nhân dân rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp Ủy, Đảng, xây dựng các chiến lược khai thác, sử dụng, tái tạo tốt nhất các nguồn lực xã hội, trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định. Vì vậy, công tác tạo việc làm phải luôn được quan tâm thực hiện nhằm sử dụng hiệu quả tiềm năng nhân lực hiện có.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 55)