Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 47 - 49)

I/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO

2.1.3Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm

Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của chính phủ đến năm 2010. Bao gồm việc cho vay với lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới. Đồng thời hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng hình thức cho vay vốn.

Bảng 2.8 dưới đây là kết quả giải quyết việc làm thông qua hình thức cho lao động nông thôn vay vốn lãi suất thấp để tự tạo việc làm cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình.

Bảng 2.8: Kết quả giải quyết việc làm tại chỗ ở thị xã thông qua hỗ trợ tín dụng (2006 – 2008 )

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số dự án 45 57 65

Số lao động được giải quyết việc làm

178 262 312

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động Thị xã Uông Bí (2006 – 2008 )

Hàng năm số dự án được đầu tư không ngừng tăng lên: năm 2007 tăng 12 dự án so với năm 2006, năm 2008 tăng 8 dự án so với năm 2007. Số lượng lao động được giải quyết việc làm do nguồn quỹ này cũng tăng qua các năm: năm 2006 là 178 người; năm 2007 là 262 người; năm 2008 là 312 người. Số lao động được giải quyết việc làm bình quân trên một dự án cũng tăng qua các năm: Năm 2006 bình quân một dự án giải quyết được việc làm cho 3,9 người; đến năm 2007 là 4,59 người; năm 2008 là 4,8 người. Số liệu trên cho thấy mặc dù số lao động được tạo việc làm thông qua việc hỗ trợ vốn tín dụng tự tạo việc làm ở thị xã Uông Bí có tăng theo các năm tuy nhiên ở mức không đáng kể, vẫn còn nhiều người dân chưa tiếp cận được nguồn vốn này do nhiều nguyên nhân như sự hạn chế về nguồn vốn trong khi nhu cầu vay vốn lại nhiều, người dân chưa nắm được các quy định của nhà nước về việc vay vồn...

Ngoài việc cho người dân vay vốn để tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình, chương trinh hỗ trợ tín dụng còn cho một số lao động vay vốn làm thủ tục đi xuất khẩu lao động. Bảng 2.9 dưới đây thể hiện kết quả của việc cho vay vốn đi xuất khẩu lao động của người dân.

Bảng 2. 9: Số lao động đi xuất khẩu lao động nhờ vay vốn ưu đãi

Đơn vị tính: Người; Triệu đồng

Năm 2006 2007 2008

Số lao động đi xuất khẩu nhờ vay vốn

20 9 13

Tổng số tiền vay (triệu đồng) 372 206 247

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động Thị xã Uông Bí (2006 – 2008 )

Qua bảng số liệu trên cho thấy số lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động được tiếp cận nguồn vốn vay này là không nhiều, năm 2008 có 13

người được vay vốn để xuất khẩu. nguyên nhân là do hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở đay hoạt động không hiệu quả cả năm 2008 chỉ đưa được 23 lao động đi xuất khẩu.

Việc sử dụng nguồn vốn quốc gia ngoài việc cho người lao động vay với lãi suất thấp để tự tạo việc làm, nó còn được sử dụng để mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động, phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm cho người lao động, gửi người lao động đi làm việc ở các cơ sở, các địa phương khác... Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 47 - 49)