I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3.2 nghĩa của tạo việc làm
Trước hết đối với một quốc gia tạo mở việc làm là để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người, đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của xã hội.
Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động vừa có tác động đến kinh tế vừa là việc làm mang tính xã hội. Nó tác động đến kinh tế của xã hội và đời sống của từng cá nhân người lao động cũng như gia đình họ. Có việc làm, có thu nhập người lao động có thể nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời việc làm đó cũng tạo ra hàng hóa dịch vụ phục vụ làm tăng GDP. Về mặt xã hội, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động sẽ làm giảm các tệ nạn xã hội, ổn định trật tự an ninh.
Đối với mỗi cá nhân người lao động việc làm có ý nghĩa sống còn. Không có việc làm sẽ không có thu nhập, mà không có thu nhập thi không thể nuôi sống bản thân và gia đình, người lao động không có việc làm dễ dẫn đến tham gia vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, làm các việc phạm pháp như buôn lậu, buôn hàng cấm để có tiền trang trải cuộc sống. Chỉ khi có việc làm, có thu nhập người lao động mới ổn định cuộc sống và dần nâng cao mức sống.
Với những ý nghĩa trên tạo việc làm cho người lao động là vấn đề rất cần được các cấp các ngành quan tâm giải quyết, nhằm tạo việc làm cho người lao động giúp họ ổn định cuộc sống. Dưới đây là các mô hình tạo việc làm dang được sử dụng ở nước ta hiện nay.