I/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO
2.1 Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế xã hội
2.1.1 Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn:
Thị xã đã triển khai việc quy hoạch sử dung đất để phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chuyển đổi đối với đất sản xuất nông nghiệp còn 2.580 ha ( giảm so với 2007 là 826 ha); Chuyển đất rừng sang đất phi nông nghiệp, tập chung khoanh nuôi rừng phòng hộ ( Đất lâm nghiệp của thị xã còn 11.689 ha, giảm 117,52 ha); Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 1.102,4 ha, tăng thêm 45,55 ha; đất phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn là 613,3 ha, tăng thêm 203 ha.
Cơ cấu ngành nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lâm nghiệp, tăng mạnh ngành thuỷ sản, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Theo tình hình quy hoạch đất sử dụng cho thấy rỏ điều này. trồng rừng vừ đem lại lợi ích kinh tế cao lại cần thiết đối với việc bảo vệ môi trường môi sinh, Điều kiện tự nhiên của Uông Bí lại thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nên phát triển 2 ngành này vừa tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn vừa nâng cao thu nhập.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ nông nghiệp hầu như không có sự chuyển biến. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi vừa tạo được việc làm có thu nhập cao vừa tiết kiệm được diện tích đất sản xuất, mỗi năm có khoảng 20 dự án chăn nuôi được phê duyệt vay vốn hỗ trợ giải quyết viẹc làm và mỗi dụ án này có thể tạo ra từ 3 – 5 chỗ làm việc cho người lao động nông thôn, Ngành trồng trọt tuy diện tích canh tác có giảm nhưng giá trị sản xuất lại tăng bình quân năm là 5,19 % ( giai đoạn 2005 – 2008 ), hiện nay, ngành trồng trọt đã phá bỏ được thế độc canh cây lúa, diện tích cây trồng có giá trị cao tăng lên tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, thu nhập từ nông nghiệp của nông dân đa dạng hơn, góp phần nâng cao đời sống của người dân nông thôn.
Phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế VACR, phát triển cây ăn quả, hoa, cây cảnh vừa tạo việc làm cho người lao động vừa tăng thu nhập.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bước đầu cho kết quả khả quan, tạo ra hàng trăm chỗ làm việc bền vững mỗi năm cho người lao động nông thôn, tăng thu nhập và mức sống cho người dân ở đây.
2.1.2 Chương trình phát triển công nghiệp và du lịch dịch vụ nông thôn:
Chủ yếu tập chung vào ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, ở phường xã có lợi thế về điều kiện tự nhiên như xã Thượng Yên Công với khu danh thắng lịch sử Yên Tử thì tập chung phát triển dịch vụ du lịch. tuỳ từng phương, xã có kế hoạch phát triển công nghiệp dịch vụ riêng.
Trong thời gian gần đây, sự phát triển nghề, làng nghề ở nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn và góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Thị xã Uông Bí hiện tại đang phát triển nghề mây tre đan ở xã Phương Nam, đây là một làng nghề truyền thống của địa phương, Nghề này đã htu hút được khoảng 29 % lực lượng lao động của phường Phương Nam.
2.1.3 Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm:
Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của chính phủ đến năm 2010. Bao gồm việc cho vay với lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới. Đồng thời hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng hình thức cho vay vốn.
Bảng 2.8 dưới đây là kết quả giải quyết việc làm thông qua hình thức cho lao động nông thôn vay vốn lãi suất thấp để tự tạo việc làm cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình.
Bảng 2.8: Kết quả giải quyết việc làm tại chỗ ở thị xã thông qua hỗ trợ tín dụng (2006 – 2008 )
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Số dự án 45 57 65
Số lao động được giải quyết việc làm
178 262 312
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động Thị xã Uông Bí (2006 – 2008 )
Hàng năm số dự án được đầu tư không ngừng tăng lên: năm 2007 tăng 12 dự án so với năm 2006, năm 2008 tăng 8 dự án so với năm 2007. Số lượng lao động được giải quyết việc làm do nguồn quỹ này cũng tăng qua các năm: năm 2006 là 178 người; năm 2007 là 262 người; năm 2008 là 312 người. Số lao động được giải quyết việc làm bình quân trên một dự án cũng tăng qua các năm: Năm 2006 bình quân một dự án giải quyết được việc làm cho 3,9 người; đến năm 2007 là 4,59 người; năm 2008 là 4,8 người. Số liệu trên cho thấy mặc dù số lao động được tạo việc làm thông qua việc hỗ trợ vốn tín dụng tự tạo việc làm ở thị xã Uông Bí có tăng theo các năm tuy nhiên ở mức không đáng kể, vẫn còn nhiều người dân chưa tiếp cận được nguồn vốn này do nhiều nguyên nhân như sự hạn chế về nguồn vốn trong khi nhu cầu vay vốn lại nhiều, người dân chưa nắm được các quy định của nhà nước về việc vay vồn...
Ngoài việc cho người dân vay vốn để tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình, chương trinh hỗ trợ tín dụng còn cho một số lao động vay vốn làm thủ tục đi xuất khẩu lao động. Bảng 2.9 dưới đây thể hiện kết quả của việc cho vay vốn đi xuất khẩu lao động của người dân.
Bảng 2. 9: Số lao động đi xuất khẩu lao động nhờ vay vốn ưu đãi
Đơn vị tính: Người; Triệu đồng
Năm 2006 2007 2008
Số lao động đi xuất khẩu nhờ vay vốn
20 9 13
Tổng số tiền vay (triệu đồng) 372 206 247
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động Thị xã Uông Bí (2006 – 2008 )
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động được tiếp cận nguồn vốn vay này là không nhiều, năm 2008 có 13
người được vay vốn để xuất khẩu. nguyên nhân là do hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở đay hoạt động không hiệu quả cả năm 2008 chỉ đưa được 23 lao động đi xuất khẩu.
Việc sử dụng nguồn vốn quốc gia ngoài việc cho người lao động vay với lãi suất thấp để tự tạo việc làm, nó còn được sử dụng để mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động, phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm cho người lao động, gửi người lao động đi làm việc ở các cơ sở, các địa phương khác... Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở địa phương.
2.2 Tạo việc làm thông qua chính sách phát triển doanh nghiệpvừa và nhỏ: vừa và nhỏ:
Thị xã Uông Bí luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong đó có sự quan tâm nhất định đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực nông thôn. Các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn chưa phát triển được là do quá manh mún và nhỏ bé. Thứ hai, do đầu tư vào khu vực nông thôn cho lợi nhuận thấp. Do vậy, chúng ta cần những cú hích để các doanh nghiệp nông thôn phát triển được, hướng đến hai mục tiêu, một là rút lao động dư thừa ra khỏi nông nghiệp, hai là tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Hiện tại rheo thốn kê của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí trên địa bàn thị xã hiện có 173 doanh nghiệp trong đó 158 doanh nghiệp vừa và nhỏ ( quy mô lao động dưới 50 người), Số doanh nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn là 18 doanh nghiệp
tất cả đều là doanh nghiệp nhỏ với quy mô lao đông dưới 10 người. Các
doanh nghiệp này chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, phân phối các mặt hàng phục vụ đời sống người dân và phục vụ sản xuất nông nghiệp.Tổng số lao động làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ này khoảng dưới 200 người. Trong tương lai nếu được đàu tư thêm vốn cùng với các chính sách ưu đãi về thuế có thể phát triển mạnh hơn về dịch vụ du lịch sinh thái và dịch vụ nông nghiệp tạo ra nghiều chỗ làm cho lao động nông thôn trong khu vực.
2.3 Tạo việc làm thông qua chính sách thu hút vốn đầu tư:
Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn không mấy hấp dẫn các nhà đầu tư vì độ rủi ro cao, trong khi môi trường đầu tư lại không thực sự thuận lợi.
Hiên tại Uông Bí thực hiện nhiều chính sác thu hút vốn đầu tư vào thị xã nhằm kích thích nền kinh tế thị xã phát triển đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao đông trong thị xã nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Với các dự án đang được triển khai như xây dựng sân golf 180 lỗ ở hồ Yên Trung rông 1200 ha, thành khu du lịch vui chơi giải trí, dự án này hoàn thành tạo được hàng trăm chỗ làm cho lao động. Bên cạnh đó thị xã cũng duyệt dự án phát triển Yên Tử thành khu du lịch lịch sử văn hoá và du lịch sinh thái liên hoàn thu hút khách du lịch cả nước và quốc tế. Từ đó phát triển ngành dịch vụ du lịch tạo thêm việc làm cho lao động.
Để thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào phát triển kinh tế thị xã. chính quyền địa phương đa thực hiện các chính sách ưu đãi như thuê đất , miễn giảm tiền thuê đất cho các dự án. Quy hoạch dành quỹ đất có vị trí lợi thế về thương mại du lịch, để ưu tiên cho thuê hoặc giao đất thu tiền sử dụng đất cho các dự án phát triển thương mại du lịch - dịch vụ.
2.4 Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là mô hình tạo vệc làm cho người lao động nông thôn được rất nhiều địa phương áp dụng và đạt hiệu quả cao. Nó vừa tạo việc làm trực tiếp cho lao động đi xuất khẩu vừa thu được ngoại tệ về đầu tư trở lại cho gia đình và địa phương đó tạo việc làm gián tiếp cho nhiều lao động khác ở địa phương . Tuy nhiên, Ở Uông Bí xuất khẩu lao động không phải là hình thức tạo việc làm hiệu quả, mặc dù được chính quyền địa phương hỗ trợ giúp đỡ trong việc làm thủ tục,và vay vốn để lao động đi xuất khẩu.
Theo tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện xuất khẩu lao động trên địa bàn thị xã trong 3 năm qua cho thấy trung bình mỗi năm chỉ xuất khẩu khoảng 30 lao động ( năm 2006 là 38 lao động, năm 2007 là 29, năm 2008 là 23 lao động).
Bảng 2.10: Kết quả tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động
Năm 2006 2007 2008 Tổng hợp 3 năm
Số lao động đi xuất khẩu
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động Thị xã Uông Bí (2006 – 2008 )
Có thực trạng này là do một số nguyên nhân như: Trước hết là do nguyên nhân khách quan tình hình kinh tế thời gian qua có nhiều biến động bất ổn cả về kinh tế và chính trị do đó hoạt động xuất khẩu lao động có bị chững lại. Tiếp đến là do không có sự kiểm tra giám sát tốt các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nên có một số công ty lừa đảo làm mất lòng tin của người dân vào hoạt động xuất khẩu làm giảm cầu lao động cho hoạt động xuất khẩu.
III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ (2006 – 2008 )
Bảng 2.11: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thị xã Uông Bí giai đoạn 2006 – 2008 chia theo nhóm ngành kinh tế
Chỉ tiêu Tổng số LĐ được giải quyết VL
CN – XD cơ bản Nông nghiệp
Thương mại, dịch vụ Số lượng (người) %so với số lao động được giải quyết VL Số lượng (người) %so với số lao động được giải quyết VL Số lượng (người) %so với số lao động được giải quyết VL 2006 761 274 36,01% 156 20,50% 331 40,90% 2007 949 370 39,09% 186 19,62% 392 41,35% 2008 1.020 396 38,82% 176 17,32% 448 43,95%
(Tổng hợp báo cáo chương trình việc làm cho lao động nông thôn thị xã 2006 – 2008)
Dưới sự chỉ đạo của Thị uỷ- UBND thị xã Uông Bí, bằng những quyết tâm và những việc làm cụ thể của các cấp, ban ngành đã sắp xếp được số lượng việc làm tương đối cao. Góp phần giảm áp lực đáng kể nhu cầu bức xúc của lao động việc làm trong huyện, tạo lập được thị trường lao động việc
làm tương đối bình ổn, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn gặp những khó khăn tồn tại như sau :
Do đặc điểm và tính chất của khu vực nông thôn, cho nên lao động trong khu vực này còn có những hạn chế nhất định như trình độ thấp, tính thời vụ, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo và có đào tạo trong thời gian rất ngắn, nên tay nghề chưa cao, người lao động chưa bắt nhịp được với nhịp sống công nghiệp, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, dẫn đến thu nhập thấp. Chúng ta chưa có trung tâm đào tạo nghề quy mô tiêu chuẩn nên số lượng lao động đào tạo chưa nhiều, chất lượng đào tạo còn chưa cao.
Số lao động được đào tạo chưa nhiều, số lao động có trình độ chuyên môn còn rất thấp ,vì thế gây khó khăn trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Số lao động nông thôn được giải quyết việc làm của thị xã thấp hơn số lao động có nhu cầu cần được giải quyết việc làm.
Các ngành nghề ở địa phương chưa được đầu tư chiều sâu, quy trình công nghệ không được đổi mới, sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất còn hạn chế, chưa phục vụ tốt cho người lao động trong công việc.
Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, công ty TNHH, công ty cổ phần còn lỏng lẻo dẫn đến việc đào tạo và tuyển dụng còn bị động, chưa có kể hoạch kết hợp giữa đào tạo và tuyển dụng. Ngoài ra người lao động chưa được đảm bảo quyền lợi tối đa như việc đảm bảo chế độ BHXH, người thất nghiệp chưa được quan tâm nhiều.
Việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế mặc dù có sự tiến chuyển mạnh nhưng vẫn chưa kéo theo được sự dịch chuyển cơ cấu lao động nhiều. Vấn đề đào tạo nghề cho người lao động mới chỉ là trên phương diện số lượng mà chưa gắn với nhu cầu về lao động của các ngành nghề, các thành phần kinh tế.
Ngân sách cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động mặc dù có tăng trong thời gian vừa qua nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết được việc làm cho nhiều lao động trong thị xã mà đặc biệt là lao động nông thôn vừa thiếu vốn vừa thiếu kiến thức.
Lao động nông thôn trong thị xã vẫn còn tự tìm việc làm cho mình là chủ yếu, không thông qua những trung tâm tư vấn việc làm, không trông chờ
vào Nhà nước. Phương hướng hàng năm của các cấp ngành về vấn đề giải quyết việc làm chưa được đề cập đúng vị trí. Mặt khác do quá trình điều tra lao động mà số lượng lao động có tính sai lệch dẫn đến việc ra quyết định sai về vấn đề tạo việc làm cho người lao động.
Chính vì thế mà trong thời gian gần đây chúng ta cần phải có phương hướng tạo việc làm cho người lao động phù hợp hơn, giải quyết việc làm cho