Giải pháp chung:

Một phần của tài liệu “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản” (Trang 48 - 55)

2. Định hướng phát triển:

3.1Giải pháp chung:

Đối với các sản phẩm gốm sứ và mặt hàng TCMN của Việt Nam, Nhật Bản luôn là thị trường NK lớn, chiếm từ 10-29% tổng kim ngạch XK mặt hàng này của Việt Nam từ trước tới nay.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, con số trên vẫn chưa xứng với tiềm năng về nguyên liệu và lực lượng lao động hơn 10triệu người của ngành này, mà nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, thiếu thông tin hỗ trợ thị trường.

Đối với một sản phẩm TCMN, người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố: thứ nhất, sản phẩm được làm bằng nguyên liệu gì; thứ hai, nhà sản xuất sử dụng phương pháp gì để tạo ra sản phẩm và thứ ba, sản phẩm thể hiện

tính truyền thống như thế nào. Trong đó, yếu tố thứ3 là quan trọng nhất, được người Nhật đặc biệt quan tâm, bởi họ luôn đòi hỏi sản phẩm làm ra phải có “hồn”, thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động và mang nét độc đáo riêng.

Vì vậy, để có thể chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hóa sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hóa sảm phẩm bằng cách đa dạng hóa chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng như cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất TCMN cần lưu ý: phải đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm, bởi người Nhật quan niệm “hàng rẻ là hàng kém chất lượng”. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sảm phẩm chất lượng tốt. Thông thường trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến những khách hàng lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên nản lòng khi khách hàng Nhật chỉ mua một lượng hàng rất nhỏ vì nhiều khi chỉ từ một lượng hàng nhỏ cũng có thể hình thành cả một trào lưu tiêu thụ hàng TCMN Việt Nam thông qua sự giới thiệu của khách hàng đó với người thân, bạn bè.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN của Việt Nam muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản cần lưu ý một số điểm quan trọng, đó là thiết kế phải chuyên nghiệp hơn, sử dụng thích hợp các chất liệu, vật liệu sản xuất sản phẩm, có kèm theo thông tin hướng dẫn cụ thể về tính năng, công dụng,

cách sử dụng sản phẩm, sản phẩm phải hài hoà với nhu cầu sử dụng của người Nhật.

Thêm vào đó, các vấn đề về giải quyết nguyên liệu thô cho sản xuất, đào tạo lao động, tiếp cận thị trường, giảm thuế giá trị gia tăng, áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất cũng là những vấn đề hết sức quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng TCMN. Các giải pháp cụ thể như sau:

- Vấn đề nguyên liệu: nhóm hàng mây tre, lá, cói (chiếm tỉ trọng 30% nhóm hàng TCMN) hiện nay do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính như gỗ, tre, trúc, sáo, giang… đang dần cạn kiệt. Đây là những nguyên liệu dòng đời ngắn, dễ trồng, dễ khai thác thu hoach. Vì vậy vấn đề đặt ra phải xây dựng phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, khai thác bền vững và chế biến nguyên liệu thô. Để làm được việc đó cần:

+ Khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt đối với đất sét, gỗ, tơ lụa để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất.

+ Triển khai các chương trình trồng mới và các chương trình khai thác đối với nguyên liệu trong nước, liên kết giữa các khu vực cung cấp nguyên liệu với khu vực sản xuất trên cơ sở ký kết hợp đồng thu mua… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gốm sứ, hàng

TCMN tham gia đầu tư, quản lý và trực tiếp khai thác vùng nguyên liệu.

+ Hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến.

+ Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu (gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghê.

- Vấn đề về kiểu dáng: Thời gian vừa qua, các công ty XK sản phẩm làng nghề đều có sự sụt giảm đáng kể về số lượng đơn đặt hàng, hoặc không thể tiếp tục triển khai phương án XK do gốm sứ, hàng TCMN là mặt hàng mang tính thời trang, đa dạng về chủng loại nên phải liên tục thay đổi mới tồn tại được, tuy vậy những hộ sản xuất lại không tiếp cận thường xuyên với các xu hướng thời trang mới. Mặt khác, các doanh nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu sản xuất gia công theo mẫu có sẵn do đối tác đặt hàng, ít sáng tạo hoặc chỉ biết nhái lại mẫu mã của nước ngoài. Do đó, để khắc phục các vấn đề trên cần:

+ Ngoài việc quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc đổi mới mẫu mã theo hướng chuyên nghiệp cần phải được quan tâm hàng đầu. Nhà nước cần khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng quảng bá rộng rãi những thành tựu mới, sáng tạo mới về mẫu mã.

+ Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quan tâm xây dựng đội ngũ thiết kế, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho lực lượng lao động, phát

huy lợi thế của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi trong bảo tồn và sáng tạo mẫu sản phẩm.

- Vấn đề thuế giá trị gia tăng: Khi XK gốm sứ, hàng TCMN, được hoàn thuế giá trị gia tăng (thuế suất 0%). Thủ tục hoàn thuế mất nhiều thời gian và công sức, gây lãng phí tiền của xã hội, thậm chí là tiêu cực. Thuế giá trị gia tăng sản xuất gốm sứ, hàng TCMN hiện nay ở mức thuế suất từ 5 đến 10%. Đề nghị giảm mức thuế xuống 0% để khuyến khích XK hàng thủ công này. Lý do gốm sứ, hàng TCMN sản xuất ra 90% để XK, tiêu dùng trong nước không đáng kể, người sản xuất hầu hết là nông dân nghèo, việc đánh thuế gốm sứ, hàng TCMN là đánh thuế vào người nghèo, không khuyến khích sản xuất,đi ngược lại chủ trương giảm bớt các loại thuế và chi phí cho người dân của Nhà Nước. Thuế suất 0 % có thể giảm đi một ít nguồn thu ngân sách, nhưng được cái lớn là giảm được hộ nghèo vùng sâu vùng xa, nơi mà Nhà nước hàng năm phải chi từ ngân sách cho các dự án xoá đói giảm nghèo.

- Vấn đề tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại: Thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận thị trường nước ngoài và tìm biện pháp thu hút khách hàng nước ngoài vào Việt Nam là nhiệm vụ của chính các doanh nghiệp. Nhật Bản vốn rất nổi tiếng là một thị trường khắt khe, trong kinh doanh người ta thường có câu “hàng hóa đã xuất được vào Nhật Bản thì có thể xuất đi khắp mọi nơi trên thế giới”, chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường này luôn là một hoạt động quan trọng trong quá trình kinh doanh xuất khẩu của công ty.Thông thường nên sử dụng cả 2 phương pháp: nghiên cứu các tài liệu để

biết được các thông số, đặc tính, đặc điểm chung nhất của thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng tài liệu, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tại hiện trường cũng quan trọng không kém, vì dựa trên các thông tin chung thì phải điều chỉnh đối với những khách hàng cụ thể. Các thông tin có thể lấy được từ các tạp chí, sách báo, qua khảo sát thị trường, hội chợ, hay trực tiếp gặp gỡ và hỏi ý kiến khách hàng, tham dự những hội thảo thông qua Cục xúc tiến thương mại. Khi nghiên cứu được những đặc tính chung thì các doanh nghiệp sẽ dựa trên những thông tin đó để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu cho hợp lý.

- Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực: mặc dù có trên 200 làng nghề, 1.4 triệu lao động và 1000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng TCMN, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và nhỏ, quy mô sản xuất còn manh mún, nhà xưởng sản xuất còn thiếu, máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, từ đó dẫn đến chất lượng hàng hóa không ổ định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời hạn hợp đồng. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến lược cộng tác lâu dài. Hợp tác giữa các nhà sản xuất và nhà sản xuất không được quan tâm, thiếu tin cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa phát huy được thế mạnh của cộng đồng. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành mỹ nghệ còn thấp so với các ngành khác. Lao động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất

hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất TCMN thường gặp khó khăn về lao động tay nghề. Thêm vào đó, các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại rất hạn chế, hàng hóa nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm. Để khắc phục những tồn tại trên, cần tăng cường các biện pháp sau:

+ Các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN nên chủ động liên kết lại, xây dựng làng nghề hoặc cụm sản xuất TCMN. Mỗi cụm hay làng nghề có thể do 5-10 doanh nghiệp cộng tác thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất. Tận dụng và phát huy hết công năng cơ sở vật chất và năng suất của máy móc thiết bị tại các đơn vị. Bổ sung lẫn nhau và ổn định việc làm cho lực lượng lao động. Thông qua các cụm sản xuất hoặc làng nghề để phô trương khả năng sản xuất, nâng tính phong phú đa dạng sản phẩm thu hút sự quan tâm và long tin của người mua hàng.

+ Tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, để đảm bảo tính đồng nhất và ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục những sản phẩm có khuyết đỉêm, để hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng, xây

dựng lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình.

+ Hội cần phát động và xây dựng phong trào thiết kế sáng tạo kiểu dáng sản phẩm bằng các giải thưởng trong giới doanh nghiệp sản xuất TCMN, cũng như các nghệ nhân, sinh viên học sinh để bổ sung mẫu mã sản phẩm mới giành cho TCMN Việt Nam được đa dạng hóa và phong phú thêm.

+ Bố trí lại sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm để tăng năng suất lao động, để giảm giá thành sản phẩm, và đảm bảo tíên độ giao hàng.

Một phần của tài liệu “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản” (Trang 48 - 55)