Thực trạng XK gốm sứ và hàng TCMN chung: Bảng 5: Kim ngạch XK hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ gia dụng và hàng TCMN

Một phần của tài liệu “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản” (Trang 36 - 43)

1. Thực trạng XK gốm sứ, hàng TCMN của Việt Nam những năm qua:

1.1 Thực trạng XK gốm sứ và hàng TCMN chung: Bảng 5: Kim ngạch XK hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ gia dụng và hàng TCMN

Bảng 5: Kim ngạch XK hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ gia dụng và hàng TCMN sang một số thị trường. Thị trường Năm 2006 (USD) Năm 2005 (USD) % tăng giảm so 2005 Đài Loan 46.857.880 47.622.617 -1,6 Mỹ 36.801.615 28.204.455 30,5 Nhật Bản 30.817.783 20.120.139 53,2 Đức 26.135.041 28.317.335 -7,7 Pháp 19.718.279 20.316.921 -2,9 Australia 13.465.845 13.683.832 -1,6 Anh 13.068.447 15.858.882 -17,6 Hà Lan 11.638.584 11.837.879 -1,7 Hà Quốc 11.056.479 10.039.103 10,1

Tây Ban Nha 6.238.542 6.574.945 -5,1

Italy 5.035.633 3.118.712 61,5

Canada 4.507.145 3.934.930 14,5

Thái Lan 4.169.465 3.886.814 7,3 Bỉ 3.423.800 3.866.524 -11,5 Thuỵ Điển 3.359.913 5.298.760 -36,6 Malaysia 3.307.230 2.073.317 59,5 Thuỵ Sỹ 2.564.123 3.253.577 -21,2 Campuchia 2.312.237 871.039 165,5 Nga 1.724.467 1.335.678 29,1 Trung Quốc 1.545.577 1.806.935 -14,5 Newzealand 1.265.514 1.352.498 -6,4 Ucraina 1.252.971 1.176.418 6,5 TVQ ả Rập 1.243.309 607.596 104,6

Theo Thông tin thương mại Việt Nam, kim ngạch XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ gia dụng và hàng TCMN của Việt Nam năm 2006 (không kể hàng gốm sứ xây dựng) đạt 165,3 triệu USD, giảm 6,2% so với năm 2005. Đây là mặt hàng XK truyền thống của Việt Nam nhưng trong năm 2006 chưa phát huy được thế mạnh.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do những mặt hàng này của ta mẫu mã chưa được cải tiến, không những thế mặt hàng này lại đòi hỏi khá cao về

các kiểu mẫu mã độc đáo, được thay đổi thường xuyên. Như vậy, sản phẩm mới có thể đáp ứng được yêu cầu về XK.

Đáng chú ý là một số thị trường XK hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN chủ lực của Việt Nam và kim ngạch XK vào các thị trường này trong năm 2005 tăng mạnh, thì trong năm 2006, kim ngạch XK hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN của Việt Nam vào các thị trường này đều giảm sút như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Đài Loan…

Tuy vậy, cũng còn có một số thị trường XK đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2006 và có nhiều triển vọng trong năm 2007 như thị trường Mỹ, kim ngạch đạt 27,5 triệu USD, tăng 17,5% (tăng 4,1 triệu USD) so với năm 2005. XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong tháng 1 năm 2007 đạt khoảng 4 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2006.

Thứ 2 là thị trường Italia, kim ngạch XK các mặt này vào thị trường Italia trong năm 2006 đạt 4,9 triệu USD, tăng 64,5% (tăng 2 triệu USD) so với năm 2005. Italia hiện nay là thị trường XK gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN lớn thứ 9 của Việt Nam, nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao.

Thứ 3 là thị trường Canada, kim ngạch XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN của Việt Nam vào thị trường này trong năm 2006 đạt 4,5 triệu USD, tăng 29,3% (tăng 1 triệu USD) so với năm 2005.

Bảng 6: Thị trường XK gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng năm 2007. (tỷ trọng tính theo trị giá) Mỹ 14,7% Đức 12,3% Pháp 9,7% Anh 8,6%

Tây Ban Nha 7,0%

Hà Lan 6,8% Italia 5,8% Nhật Bản 5,5% Hàn Quốc 3,3% Ôxtrâylia 2,9% Đài Loan 2,6% Thuỵ Điển 2,2% Các nước khác 18,6%

Theo số liệu thống kê, năm 2007, kim ngạch XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN của Việt Nam đạt 13,5 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng 5 và tăng 13,4% so với tháng 6 năm 2006. Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch XK các mặt hàng gốm sữ mỹ nghệ và gia dụng, TCMN của Việt Nam đạt 105 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2006.

Trong 6 tháng đầu năm hàng gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam XK sang thị trường Mỹ đạt kim ngạch cao nhất, cụ thể là trong tháng 6, kim ngạch XK sang thị trường Mỹ đạt trên 1,8 triệu US, đưa tổng kim ngạch XK các mặt hàng gốm

sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm đạt 18,5 triệu USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2006 và chiếm 17,9% tổng kim ngạch XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN của cả nước. Hiện nay, các mặt hàng gốm sứ xuất vào thị trường Mỹ lại tương đối phong phú, trong đó có một số mặt hàng đang rất được ưa chuộng như: bình gốm; chậu gốm các loại, trong đó chậu hoa ngoài trời được tiêu thụ khá mạnh; các loại tượng người và tượng động vật bằng gốm dùng để trang trí; ly, tô, thố bằng gốm sứ…. Và đặc biệt là mặt hàng gốm sơn mài và bình gốm dán tre, dù mới thâm nhập vào thị trường Mỹ, nhưng đã nhanh chóng chiếm được chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường Mỹ. Mặc dù trong 3 tháng gần đây kim ngạch XK các mặt hàng này đang giảm sút, tuy nhiên sự giảm sút này mang tính chu kỳ do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ. Vì vậy, tính chung kim ngạch XK các mặt hàng này vào thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2006.

Kế đến là thị trường Đức với kim ngạch XK trong tháng 6 dạt 1,6 triệu USD xấp xỉ bằng kim ngạch XK trong tháng 5, nhưng lại tăng 62,6% so với tháng 6 năm 2006. Tổng kim ngạch XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN của Việt Nam vào thị trường Đức trong 6 tháng đầu năm đạt 15,3 triệu USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2006. Một số đồ dùng gia dụng như: ly, bát đĩa, ấm chén, ly cà phê… XK vào thị trường Đức đang tăng khá mạnh trong 2 tháng gần đây, sang tháng 6 lại giảm mạnh, bên cạnh đó thì một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ như: bình hoa; đèn gốm; banh gố; tượng gốm; tháp gốm… XK vào thị trường Đức trong tháng 6 lại bất ngờ tăng khá mạnh.

Ngoài ra, trong năm 2007, kim ngạch XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN của Việt Nam tới một số thị trường tăng đáng kể như Mỹ tăng 4,2 triệu USD, Anh tăng 2,2 triệu USD, Đức tăng 1,7 tỉệu USD, Italia tăng 1,5 triệu USD, Tây Ban Nha tăng 1,4 triệu USD, Hà Lan tăng 1,1 triệu USD…

Trong tháng 6/2008, thị trường Đài Loan đạt kim ngạch cao nhất với 4,9 triệu USD, giảm 32,5% so với tháng 6/2007 , tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch XK sản phẩm này của Việt Nam sang thị trường Đài Loan đạt 28,1 triệu USD, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kế đến là thị trường Nhật Bản, với kim ngạch 3,3 triệu USD trong tháng 6/2008, tăng 25% so với tháng 6/2007. Tính chung 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã XK sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ sang thị trường này 22,1 triệu USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, năm 2008, Việt Nam còn XK mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ sang một số thị trường khác như: Ba Lan với kim ngạch 1,07 triệu USD; Tiểu Vương quốc Arập thống nhất là 1,08 triệu USD; Canada 3 triệu USD; Đan Mạch 2,9 triệu USD…..

Theo số liệu thống kê, trong 10 ngày đầu tháng 2/2009, kim ngạch XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN của Việt Nam đạt 4 triệu USD, tăng 30% so với kỳ trước, nhưng lại giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2008.

Đáng chú ý là trong 10 ngày đầu tháng 2, XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ trang trí, gốm sứ sử dụng ngoài trời và đồ chơi bằng góm sứ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, bên cạnh đó thì các mặt hàng gốm sứ gia dụng lại tăng, tuy nhiên mức tăng không cao. Như vậy có thể thấy rằng liên tục từ tháng 11/2008 đến nay, XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ trang trí, sứ sử dụng ngoài trời và đồ chơi bằng gốm sứ liên tục giảm sút.

Trong 10 ngày đầu tháng 2/2009, kim ngạch XK gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, TCMN của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt cao nhất với 960 nghìn USD, tăng 12% so với kỳ trước và tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 2008. Các mặt hàng XK chính vào thị trường Mỹ trong kỳ là: chậu gốm, bình gồm, đôn gốm, bát đĩa, ly bằng gốm sứ….

Tiếp đến là thị trường Đức, với kim ngạch XK đạt 700 nghìn USD, tăng 26% so với kỳ trước, nhưng lại giảm 14% so với cùng kỳ năm 2008. Đặc biệt, sự giảm sút này chủ yếu là do các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ như: đèn gốm, tượng gốm, … XK vào thị trường Đức trong kỳ giảm mạnh. Các mặt hàng XK chính vào thị trường Đức trong kỳ là: Chậu gốm, ly gốm, tượng các con vật bằng gốm….

Kim ngạch XK các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, TCMN của Việt Nam vào thị trường Hà Lan trong kỳ đạt 300 nghìn USD, tăng 19% so với kỳ trước, nhưng lại giảm 38,8% sovới cùng kỳ năm 2008, trong đó các mặt hàng như: tượng gốm, đĩa gốm sứ, đèn gốm giảm khá mạnh…

Bảng 7: Tham khảo giá một số lô hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng XK trong kỳ. Thị trường Mặt hàng ĐK giao ĐVT Cảng-cửa khẩu

Lượng Đơn giáÁo Chậu 15 Flanor FCA Cái Cát Lái 4.752 1,35

Một phần của tài liệu “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản” (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w