IV-/ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM THÚC ĐẨY XK HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 54 - 57)

- Phương thức thanh toán chưa linh hoạt.

IV-/ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM THÚC ĐẨY XK HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM:

1. Muốn tiến nhanh và hội nhập với nền kinh tế thế giới để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng vào XK, chúng ta

phải tham gia một cách tích cực, toàn diện và có hiệu quả hơn nữa vào các thể chế kinh tế - thương mại quốc tế để tranh thủ điều kiện quốc tế, mở rộng thị trường của Việt Nam.

2. Để thắng trong cạnh tranh, hàng hoá Việt Nam phải nâng nhanh chất lượng, mẫu mã, quy cách, đa dạng hơn về phương thức kinh doanh,... Muốn vậy, cần có chiến lược chuyển giao công nghệ một cách hữu hiệu theo hướng tăng cường được các loại hình công nghệ phục vụ cho sản xuất các mặt hàng XK mà Việt Nam đang có lợi thế về tài nguyên và lao động. Đồng thời chính sách thị trường đúng đắn để không chỉ cung cấp tin tức về thị trường theo cách nói về tiềm năng và triển vọng chung như trước mà phải thiết lập được hồ sơ về thị trường về thương nhân và về mặt hàng, trong đó có các thông số về dung lượng giá cả, thuế quan, quy cách chất lượng, thị hiếu, các đối thủ có thể cạnh tranh,... Các thông tin trên được cập nhật và phong phú thêm thông qua tham tán thương mại, mang Internet, Motnet,...

Đồng thời, cần chú trọng tới việc phát triển đa dạng các hình thức dịch vụ. 3. Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách đẩy mạnh XK, chẳng hạn: - Tiếp tục cải tiến về cơ chế chính sách cần khắc phục sự hạn hẹp do cách ghi ngành hàng cụ thể trong giấy chứng nhận kinh doanh hiện hành, thay vào đó chỉ ghi một số ngành nghề có hạn ngạch, có điều kiện, những ngành nghề còn lại được ghi gộp "kinh doanh thương mại hoặc sản xuất thương mại".

- Cần sớm có sự cải sửa các chi tiết về thủ tục kiểm tra hàng hoá ra vào cửa khẩu. - Về thuế, cần thực hiện chủ trương tạm thời không thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với các doanh nghiệp XK trên 50% sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu từ XK chiếm trên 50% tổng doanh thu và áp dụng một cách thoả đáng Luật thuế VAT đối với việc nhập khẩu các thiết bị máy móc,... trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định đầu tư mở rộng sản xuất hàng XK.

- Tuân thủ xu hướng thông thoáng nhưng ở thời điểm nhất định, nên chăng có thể áp dụng biện pháp tình thế.

4. Về xuất khẩu gạo: rút ra những yếu tố hạn chế trong điều hành XK gạo những năm qua, gần đây Chính phủ cho Bộ NN-PTNT cùng địa phương tiếp tục triển khai quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hoá với các giống lúa có chất lượng cao, giá thành đầu tư sản xuất hợp lý, với nhiều loại giống phù hợp với sinh thái của từng vùng và yêu cầu của khách hàng. Đồng thời triển khai một loạt các biện pháp khuyến khích khác như:

- Triển khai dự án lúa gạo chất lượng cao: 300 ngàn ha ở phía Bắc, 1 triệu ha ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình về thuỷ lợi đã được qui hoạch.

- Mở rộng các phương thức kinh doanh phân bón của các nhà máy sản xuất phân bón tại thời điểm vào vụ sản xuất ở một số khu vực tập trung nhằm bảo đảm giá phân bón hợp lý cho nông dân.

Năm 2000, cơ chế điều hành XK gạo và nhập khẩu phân bón vẫn giống như 1997-1999, có bổ sung những giải pháp điều chỉnh, xử lý những mặt chưa được. Như hạn ngạch gạo, căn cứ vào kết quả XK năm 1999. Thủ tướng Chính phủ giao một lần từ đầu năm hết 100% chỉ tiêu cho các tỉnh, Bộ. Tỉnh, Bộ giao cho doanh nghiệp trên cơ sở kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 1999. Việc điều chỉnh tốc độ XK tuỳ vào tình hình sản xuất và thị trường, giá cả do Thủ tướng Chính phủ quyết định mang tính định hướng cho từng quí theo đề nghị của Hiệp hội lương thực, Ban điều hành và giao cho Ban điều hành XK gạo và nhập khẩu phân bón quyết định cụ thể. Các doanh nghiệp ngoài đầu mối trong năm 1999 xuất khẩu trên 5 ngàn tấn gạo thì Bộ thương mại tiếp tục cho phép XK khi khách hàng mở L/C thanh toán nếu bảo đảm giá xuất khẩu chung.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 54 - 57)