III-/ THỊ TRƯỜNG GẠO XK VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GẠO VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ:

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 35)

- Công nghiệp nhẹ

III-/ THỊ TRƯỜNG GẠO XK VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GẠO VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ:

TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ:

1-/ Thị trường XK gạo:

Thị trường XK gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Trong vài năm đầu XK gạo của Việt Nam thường phải bán qua trung gian, thị trường không ổn định. Năm 1991 gạo của Việt Nam XK sang trên 20 nước, năm 1993 và 1994 xuất sang trên 50 nước hiện nay gạo của Việt Nam đã xuất sang trên 80 nước và có mặt ở cả 5 Châu lục.

Thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam là khu vực Châu Á, kế đến là khu vực Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Những nước nhập khẩu lớn của Việt Nam (tính từ 1991 đến 11/99) là Inđônêxia chiếm trên dưới 8%, Philippine trên dưới 7%, Cu ba trên dưới 7%, Iran trên dưới 5%,... tổng lượng gạo XK của Việt Nam. Thị trường XK gạo của Việt Nam tiếp tục được mở rộng chủ yếu ở những thị trường không đòi hỏi chất lượng có phẩm cấp cao như Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ,... và từng bước thâm nhập vào một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU,... Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng thị trường và tìm kiếm thị trường mới, Việt Nam cũng bị mất dần một số thị trường chẳng hạn như Malaysia. Nguyên nhân là do chưa gây được lòng tin đối với bạn hàng, chưa hình thành được mối quan hệ gắn bó lâu dài và mật thiết. Các doanh nghiệp XK của Việt Nam vẫn còn lối làm ăn "cò con", "chớp nhoáng" nên đã làm ảnh hưởng đến uy tín XK của Việt Nam trên thị trường thế giới. Do vậy Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần phải đổi mới cách nghĩ và cách làm để phù hợp với cách thức làm việc hiện đại.

2-/ Khả năng cạnh tranh của gạo XK Việt Nam:

Lợi thế và bất lợi của Việt Nam so với Thái Lan.

Đối thủ cạnh tranh

Lợi thế của Việt

Nam Bất lợi của Việt Nam

Thái Lan Giá thấp hơn (VN chiếm lĩnh thị trường bằng cách hạ giá thấp hơn đối thủ

cạnh tranh)

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (Trang 35)