- Phương thức thanh toán chưa linh hoạt.
II-/ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ NÓI CHUNG VÀ GẠO NÓI RIÊNG CỦA VIỆT NAM
NÓI RIÊNG CỦA VIỆT NAM
Với mục tiêu chung của hoạt động XK hiện nay thì đẩy mạnh XK được coi là vấn đề có nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
A-/ Hệ thống quan điểm cơ bản đổi mới chính sách ngoại thương, đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta.
Theo phương châm chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 “phát huy lợi thế tương đối, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, đáp ứng tới nhu cầu của sản xuất và đời sống, hướng mạnh về xuất khẩu, thay thế XK những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả”. “Mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty và các tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc giữ vững nguyên độc lập, chủ quyền lãnh thổ bình đẳng và cùng có lợi và phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”, chính sách và cơ chế quản lý Ngoại thương của Việt Nam đã được thể chế hoá trong pháp luật của Nhà nước. Có thể tóm tắt điều đó ở những điểm cơ bản sau đây:
- Đẩy mạnh XK, bao gồm XK hàng hoá và XK dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu về ngoại tệ cần thiết cho nền kinh tế quốc dân. XK tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Phấn đấu tăng nhanh kim ngạch XK, mở rộng quy mô XK, đa dạng hàng hoá XK, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng XK, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất, phát triển.
- Đa dạng hoá thị trường XK, thị trường nhập khẩu phù hợp với cơ chế thị trường trên cơ sở gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, mở rộng giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và nước ngoài. XK tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
- Mở rộng quyền hoạt động kinh doanh ngoại thương trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đi đôi với sự quản lý thống nhất của Nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương bằng pháp luật và các đòn bẩy kinh tế.
- Xoá bỏ bao cấp và bù lỗ trong kinh doanh XNK. Các doanh nghiệp XK - NK kinh doanh phải có hiệu quả đồng thời phải thực hiện trách nhiệm xã hội do pháp luật quy định. Khi phục vụ lợi ích chung, trong trường hợp doanh nghiệp XK bị thua thiệt, Nhà nước có chính sách hỗ trợ thích hợp.
- Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia XNK và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng: Quyết định 117 - HĐBT ngày 16 - 6 - 1987, Nghị định 64 - HĐBT ngày 10 - 6 - 1989, Nghị định 114 - HĐBT ngày 7 - 4 - 1992, Nghị định 33 - CP ngày 19/4/1994 ... đặc biệt là Nghị định 57/CP ngày 31-7-1998 của Chính phủ ban hành trên nền tảng Luật Thương mại quy định chi tiết việc thi hành về XK - NK hàng hoá trong hoạt động thương mại với nước ngoài, gia công và đại lý mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài, cơ chế quản lý về phạm vi hàng hoá được XK - NK là giảm dần mặt hàng phải xin giấy phép trừ hàng cấm XK - NK hoặc XK - NK có điều kiện, hàng có hạn ngạch, gộp lại danh mục không nhiều còn lại các doanh nghiệp được chủ động kinh doanh, mà không phải đến Bộ Thương mại xin giấy phép trước. Năm 1999 quota hàng XK có hai mặt hàng là gạo và hàng dệt may (do nước ngoài quy định) với cách phân bổ công khai và hợp lý.
Để thực hiện vững chắc chiến lược “hướng về XK” đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng sắp xếp lại cơ cấu nền kinh tế để hoà nhập và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Muốn đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh ta phải biết khai thác và phát huy tối đa có hiệu quả các nguồn lực trong nước, phát huy lợi thế so sánh của ta so với các nước khác. Những lợi thế so sánh ở mức độ nhất định về lao động, tài nguyên, về địa lý... cho phép chúng ta sớm có những bước đi hợp lý hơn trong việc bố trí, sắp xếp lại nền kinh tế theo hướng XK.
Phương pháp luận của chiến lược sản xuất hướng về XK là sự phân tích về sử dụng các “lợi thế so sánh” hay những nhân tố sản xuất thuộc tiềm năng của
một đất nước như thế nào trong sự phân công lao động quốc tế, để mang lại lợi ích tối ưu cho một quốc gia. Theo cách tiếp cận đó, chiến lược “hướng về XK” là giải pháp “mở cửa” nền kinh tế quốc dân để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác những tiềm năng lao động và tài nguyên của đất nước.
B-/ Các biện pháp thúc đẩy XK hàng hoá nói chung và gạo nói riêng của Việt Nam.
Những năm trước mắt cũng như lâu dài việc đẩy mạnh và mở rộng XK là một điều kiện cơ bản để tăng nhập khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đảm bảo cho kinh tế phát triển trong thế chủ động, phát triển và nâng cao hiệu quả các hoạt động về ngoại thương thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài, đẩy nhanh quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam. Với ý nghĩa đó, XK được coi là một khâu chủ yếu trong kinh tế đối ngoại và việc khuyến khích, đẩy mạnh XK phát triển là một bộ phận trọng yếu của chính sách ngoại thương của nước ta.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên: hoạt động XK hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước (đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất...).
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng XK để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch XK.
- Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng XK có khối lượng và giá trị lớn đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về mặt chất lượng cao và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
- Phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh XK nhằm tạo thành cao trào XK, coi XK là đột phá cho sự giàu có.
Thị trường hàng XK của Việt Nam cũng như những nước khác luôn luôn khó khăn. Vấn đề thị trường không phải là mới và của riêng một nước nào mà nó trở thành “vấn đề trọng yếu” nan giải của nền kinh tế thị trường. Vì vậy việc hình thành một hệ thống các biện pháp đẩy mạnh XK trở thành công cụ quan trọng nhất để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Mục đích của các biện pháp này là nhằm tăng cường hàng XK với những chi phí thấp tạo điều kiện cho người XK cạnh tranh trên thị trường thế giới.
1-/ Các biện pháp cơ bản của Việt Nam để cải tạo nguồn hàng, cải tiến cơ cấu và chất lượng hàng XK.
Đẩy mạnh XK là mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam, là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng GDP với tốc độ cao, là tiền đề để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Hiện nay ở Việt Nam nền kinh tế thị trường chưa phát triển, muốn đẩy mạnh XK phải có chiến lược xây dựng các ngành hàng XK chủ lực để tạo ra nguồn hàng lớn và ổn định. Mặc dù có chính sách đa dạng hoá mặt hàng XK, tức là một nước không chỉ chuyên vào XK một vài sản phẩm, các quốc gia đều có chính sách xây dựng các mặt hàng XK chủ lực.
Hàng chủ lực là loại hàng chiếm tỷ trọng cao quyết định trong kim ngạch XK do có thị trường nước ngoài điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi. Việc xây dựng các mặt hàng XK chủ lực có ý nghĩa lớn đối với việc mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa tăng nhanh kim ngạch XK đồng thời nhờ chó những mặt hàng XK chủ lực mà tạo điều kiện giữ vững ổn định thị trường XK và NK tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài.
Để hình thành được những mặt hàng XK chủ lực Nhà nước cần có những biện pháp, chính sách ưu đãi hỗ trợ trong việc nhanh chóng có được những mặt hàng XK chủ lực. Các biện pháp và chính ưu tiên có thể là thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước và các chính sách tài chính... cho việc xây dựng các mặt hàng XK chủ lực phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và thị trường thế giới.
1.2-/ Tăng cường đầu tư cho XK:
Để tăng nhanh nguồn hàng XK chúng ta không thể trông chờ vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, mà phải xây dựng thêm các cơ sở sản xuất mới để tạo ra nguồn hàng XK dồi dào, tập trung, có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chẳng hạn, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại để sản xuất chế biến hàng XK, mở rộng đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do, vùng sản xuất nông - lâm - thuỷ sản lớn và tập trung.... Nâng cấp hoặc xây dựng mới các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ bằng những công nghệ hiện đại và phù hợp điều kiện Việt Nam đổi mới kiểu dáng công nghệ, mẫu mã hàng hoá, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, nâng cao tay nghề của người lao động. Chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, dần dần hình thành và phát triển công nghiệp nông thôn và thực hiện công nghiệp hoá nông thôn nhằm chuyển bớt lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Trong thời kỳ từ nay đến năm 2010 nên chú trọng phát triển các ngành hàng sản xuất và XK thu hút nhiều lao động, mức vốn đầu tư cho mỗi lao động thấp và thời gian thu hồi vốn đầu tư nhanh, chẳng hạn như các ngành hàng: dệt may mặc, sản phẩm da, giày dép, hàng mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đồ gỗ, hàng tơ tằm, đồ nhựa, đồ chơi trẻ em, sành sứ, hàng điện tử, nông lâm thuỷ sản chế biến, dịch vụ phần mềm, dịch vụ du lịch, dịch vụ kho vận, bảo hiểm...
Trong thời kỳ 2011 - 2020 tiềm lực kinh tế của Việt Nam đã tương đối mạnh, vốn đầu tư trong nước đã tăng lên nhiều, bởi vậy, có thể đẩy mạnh và mở rộng quy mô công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Trong thời kỳ này ngoài việc tiếp tục phát triển những ngành hàng của thời kỳ trước đó thì nên chú trọng phát triển các ngành hàng sản xuất và XK được chế biến sâu và tinh tạo ra hàng hoá có giá trị cao như sản phẩm cơ điện, hoá chất phân bón và sản phẩm cao su, khi hoá long xăng dầu và sản phẩm hoá dầu, xi măng và vật liệu xây dựng cao cấp, sản phẩm thuỷ tinh, hàng nông-lâm-thuỷ sản chế biến sâu có giá trị cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng địa ốc.
Do vậy, đầu tư vốn là biện páp cần được ưu tiên để gia công XK nhưng đầu tư phải đi liền với coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư. Để khuyến khích bỏ vốn đầu tư làm ra hàng XK Nhà nước cần có các chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này như ch phép vay vốn với lãi suất ưu đãi thấp, giảm hoặc miễn nộp thuế lợi tức một số năm, Nhà nước có thể áp dụng chính sách trợ cấp có điều kiện.
1.3-/ Đẩy mạnh gia công hàng XK.
Gia công XK là đưa các yếu tố sản xuất từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của bên đặt hàng nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để XK theo ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia công đem lại. Thông qua gia công XK không những chúng ta có điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân mà góp phần tăng thu nhập quốc dân, nó thúc đẩy sản xuất trong nước, khắc phục khó khăn do thiếu nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng XK, đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ, tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài.
Để tranh thủ được những lợi ích của gia công XK, chúng ta cần lựa chọn mặt hàng gia công và lựa chọn khách hàng gia công sao cho mang tính chất lâu dài và ổn định. Bên cạnh đó cần giải quyết một số khó khăn ở trong nước nhằm phục vụ gia công như máy móc thiết bị hiện đại cho các cơ sở gia công ổn định và lâu dài, khắc phục kiểu làm ăn tùy tiẹn của các bên gia công về quy cách, phẩm chất về thời gian giao hàng...
1.4-/ Nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả những lợi thế của đất nước và tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn lao động.
Nhà nước cần sớm có biện pháp tổng thanh tra nhằm đánh giá, phân tích thực chất hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực XNK, phân loại, sắp xếp lại các doanh nghiệp XNK, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện các chủ trương chính sách đã ban hành về lĩnh vực XNK hàng hoá.
2-/ Biện pháp thuộc về thị trường.
Mở rộng thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá là một yêu cầu cấp bách, trên cơ sở duy trì và phát triển các thị trường hiện có, khôi phục thị trường truyền thống, tập trung mọi cố gắng để mở thêm các thị trường mới ở khu vực Bắc Mỹ, Trung Đông và Châu Phi, chú trọng đến thị trường có khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm của ta. Cần tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường, phát triển quan hệ ổn định lâu dài ký được những hợp đồng dài hạn có giá trị lớn đối với những mặt hàng XK chủ lực của ta. Điều đó đòi hỏi sự chỉ đạo thống nhất để kết hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại cấp Chính phủ, hoạt động hợp tác quốc tế như ký các hiệp định thương mại tham gia vào các tổ chức WTO, APEC, GSTP (hệ thống toàn cầu về ưu đãi thương mại giữa các nước đang phát triển), mở rộng thị trường của các Bộ, ngành, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động tìm kiếm bạn hàng của các hiệp hội ngành hàng, các Tổng công ty, của bà con Việt kiều ở nước ngoài.
3-/ Biện pháp thuộc về huy động và tận dụng vốn có hiệu quả.
Nhà nước tập trung quản lý XK vào một đầu mối đó là Bộ Thương mại, bảo đảm trên thực tế quyền kinh tế XK đã được pháp luật quy định đối với tất cả các doanh nghiệp. Khẩn trương sửa đổi thủ tục, loại bỏ những quy định gây phiền hà cho kinh doanh XNK. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hàng XK nâng cao trình độ tổ chức quản lý và tiếp thị của doanh nghiệp để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các doanh nghiệp này, thường xuyên lắng nghe ý kiến của họ để đề ra các chính sách phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển cuả đất nước.