Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội (Trang 48 - 53)

thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội

Để có kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất và nhằm tiết kiện chi phí và quản lý chi phí có hiệu quả thì ngoài duy trì, phát huy những mặt mạnh của mình Doanh nghiệp cũng cần khắc phục những mặt còn hạn chế và cần đưa ra được những biện pháp tối ưu nhất để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội

Sau thời gian tìm hiểu công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty trên cơ sở những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường em xin trình bày một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty như sau:

Thứ nhất: Về khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

*Để đảm bảo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh trung thực, công ty nên hạch toán chi phí về bảo hộ lao động vào khoản mục chi phí này thay vì phản ánh vào chi phí sản xuất chung, đồng thời các như đã nói ở phần trên cần tách riêng các khoản chi phí sản xuất chung ra từng hoá đơn, khi đó công ty chỉ cần hạch toán lại đối với chi phí về bảo hộ lao động bằng định khoản sau:

Nếu xuất từ kho công ty + Nợ TK 1542 Có TK 153 Nếu mua sử dụng trực tiếp: + Nợ TK 1542 Có TK 111... * NVLTT còn lại chưa sử dụng cuối kỳ:

Phòng tài chính kế toán cần yêu cầu các nhân viên kế toán thống kê lập bảng kê NVL còn lại chưa sử dụng cuối kỳ ở các công trình để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí NVLTT thực tế phát sinh.

Tuỳ theo phương thức xử lý lượng vật liệu thừa này mà thực hiện hạch toán cho phù hợp.

- Nếu chuyển số vật liệu này sang thi công công trình khác: +Nợ TK1541 (chi tiết công trình nhận vật liệu) Có TK1541 (chi tiết công trình thừa vật liệu) - Nếu thực hiện bán số vật liệu thừa không sử dụng hết, kế toán có thể tính toán, xác định giá vốn vật liệu thừa đem bán ghi giảm chi phí tương ứng với số tiền thu được theo định khoản:

+ Nợ TK 1111,131…

Có TK 3331 ( nếu có)

Có TK 1541 (chi tiết công trình thừa vật liệu) Nếu nhập lại kho công ty:

+Nợ TK 152

Có TK 1541

Thứ hai: Về khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:

- Về việc tổng hợp chi phí nhân công của tất cả các tháng vào một lần để hạch toán thì công ty nên thực hiện nhập dữ liệu ngay khi có phát sinh thanh toán lương trong từng tháng cho công nhân

- Trên bảng thanh toán lương này cần thể hiện thêm khoản khấu trừ vào lương của công nhân về 6% BHXH, BHYT và hạch toán theo định khoản

+Nợ TK 334 Có TK 338

- Với việc hạch toán tổng hợp tất cả các khoản trên bảng thanh toán lương vào một bút toán thì công ty nên hạch toán riêng ra, đồng thời doanh nghiệp phải thực hiện trích trước tiền nghỉ phép hàng năm và chi phí tàu xe cho công nhân: sau đây là ví dụ cho bảng thanh toán lương của tổ nề vào tháng 02/2008

Trên bảng thanh toán lương tháng 02 các chỉ tiêu tổng của cả đội như sau: Lương khoán: 8.814.000

BHXH, BHYT: 2.140.000

Phí nghỉ phép hàng năm và phí tàu xe: 1.638.000 Công ty đã hạch toán như sau:

+Nợ TK 1542:12.592.000 Có TK 111: 12.592.000

Bút toán đúng theo chế độ quy định như sau: + Nợ TK 1542: 8.814.000 Có TK 334,111: 8.814.000 + Nợ TK 1544: 2.140.000 Có TK 338: 2.140.000 + Nợ TK 1542: 1.638.000 Có TK 335: 1.638.000

Khi doanh nghiệp thực hiện chi trả các khoản trên thì định khoản như sau: Với BHXH, BHYT:

+Nợ TK 338 (nếu doanh nghiệp được phân cấp quản lý BHXH, BHYT)

hoặc Nợ TK 138 (DN không được phân cấp quản lý): 2.140.000 Có TK 111: 2.140.000

Với phí nghỉ phép hàng năm và phí tàu xe doanh nghiệp đã thực hiện trích trước thực tế chi khi công nhân nghi phép

Nếu số trích trước nhỏ hơn chi thực tế (A > 1.638.000) + Nợ TK 335: 1.638.000

Nợ TK 1542: A - 1,638,000 Có TK 111: A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu số trích trước lớn hơn chi phí thực tế + Nợ TK 335: A

Có TK 111: A

Đồng thời hoàn nhập khoản chi phí trích trước không chi hết + Nợ TK 335: 1.638.000 -A

Có TK 1542: 1.638.000 -A Thứ ba: Về khoản mục chi phí sản xuất chung

Công ty phải chuyển định khoản hạch toán chi phí về bảo hộ lao động vào chi phí sản xuất chung sang chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp như phần trên, đồng thời nên hạch toán riêng các khoản chi phí theo hoá đơn tách riêng ra để dễ dàng theo dõi.

Với khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công doanh nghiệp chuyển sang hạch toán vào chi phí sản xuất chung như sau:

Về khoản trích của tổ nề tháng 02/2008 + Nợ TK 1544: 2.140.000

Có TK 338: 2.140.000 Thứ tư: Về nhập dữ liệu vào máy

Khi nhập dữ liệu vào máy phần diễn giải của các chứng từ nên cụ thể đối với từng khoản chi phí (như chi về cát, thép, điện thoại...) để nhận biết nó là chi phí gì khi nhìn vào bảng tổng hợp chi phí, từ đó xác định được việc chi ra các khoản chi phí đó như thế nào so với kế hoạch, để có các biện pháp góp phần tiết kiệm chi phí.

Thứ năm: Kế toán quản trị về chi phí và giá thành là một công việc cực kỳ quan trọng trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành của doanh nghiệp, để thực hiện được điều này kế toán phải tổng hợp số liệu một cách cụ thể ngay từ đầu, từ đó kết hợp với các bộ phận khác xây dựng định mức về chi phí cho công trình theo các khoản mục nhằm mục đích tiết kiệm chi phí hạ giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết phát huy những khả năng tiềm ẩn bên trong doanh nghiệp cũng như khai thác được những cơ hội mà khoa học kỹ thuật, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mang lại. Một trong những công cụ giúp cho nhà quản trị có thể nắm bắt được một cách chính xác nhất, nhanh nhất các thông tin về chi phí, gía thành của doanh nghiệp để từ đó có những quyết định phù hợp với tình hình thực tế, khai thác được những tiềm năng trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xây lắp là một trong những ngành sản xuất kinh doanh đặc thù, trong điều kiện hiện nay công tác tổ chức tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và chiếm một vị trí lớn trong công tác kế toán của cả doanh nghiệp xây lắp.

Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài :” Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội” với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này.

Do khả năng cũng như thời gian thực tập có hạn, trong chuyên đề này em chỉ mới đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất và có thể những ý kiến của em đang dựa trên nền lý thuyết và một số hiểu biết của cá nhân em, nên có thể chưa hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy em mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn những hiểu biết của mình.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Thạc sỹ Lê Kim Ngọc đã tận tình hướng dẫn, cũng như sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội (Trang 48 - 53)