Một số nhược điểm trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội (Trang 45 - 48)

thành sản phẩm tại công ty

Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất công ty chưa tuân thủ đúng một số nguyên tắc hạch toán theo quy định của chế độ kế toán, cụ thể là:

*Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Theo quy định phải hạch toán chi phí bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp thuộc khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hay nó chính là công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất) nhưng kế toán đã hạch toán vào chi phí sản xuất chung, mặc dù nó không làm ảnh hưởng đến tổng giá thành công trình, nhưng về bản chất của chi phí là chưa đúng và nó ảnh hưởng đến tính xác của từng khoản mục chi phí.

- Khi vật liệu được đưa vào sử dung cho thi công thì vẫn còn lại vật liệu cuối kỳ tại các công trình chưa sử dụng hết. Do vậy chi phí NVLTT thực tế phát sinh trong kỳ không được phản ánh đúng. Thực tế, chi phí NVLTT phát sinh bao gồm giá trị nguyên vật liệu thực tế mua về trừ đi phần giá trị nguyên vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ, trừ đi phế liệu thu hồi.

* Về chi phí nhân công trực tiếp:

- Như đã nói ở chương hai xét về thực chất thì theo các bảng thanh toán lương để hạch toán vào máy chi phí nhân công của công trình là đầy đủ. Tuy nhiên việc định khoản như vậy vô hình chung kế toán đã bỏ qua việc hạch toán qua các tài khoản 334, 338 đối ứng với 1542, như vậy khi cần tổng hợp, theo dõi theo các khoản về BHXH,BHYT...gặp khó khăn, mặt khác số tiền BHXH, BHYT này công nhân chưa thể được nhận ngay mà còn phải chờ thanh toán từ cơ quan quản lý các khoản này. Bên cạnh đó trên

bảng thanh toán lương này không có khoản khấu trừ lương của công nhân về 6% BHXH,BHYT, làm ảnh hưởng tới tính đúng đắn của lương thực tế mà công nhân được nhận, và các khoản trích theo lương mà công ty phải nộp cho cơ quan quản lý các khoản này.

- Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp (BHXH, BHYT) được hạch toán vào TK 1542 (chi phí nhân công trực tiếp) mà không hạch toán vào 1544 (chi phí sản xuất chung) theo như quy định về chế độ kế toán cho doanh nghiệp xây lắp. Việc hạch toán này làm tăng tỷ trọng khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, giảm tỷ trọng của khoản mục chi phí sản xuất chung.

- Đối với khoản chi phí nghỉ phép hằng năm doanh nghiệp cũng thanh toán trực tiếp cho công nhân mà không thực hiện trích trước theo như quy định của chế độ kế toán quy định.

- Việc công ty chỉ nhập dữ liệu về chi phí nhân công sau khi gộp chi phí này cho tất cả các tháng thi công của từng đội là không đúng theo nguyên tắc ghi nhận vào thời điểm chi phí phát sinh, đồng thời hạch toán như vậy làm cho việc theo dõi khoản lương của nhân công và các khoản mục khác có liên quan không được chính xác theo các thời điểm mà nó phát sinh. Mặt khác các công trình thi công thường diễn ra trong nhiều tháng do đó việc ghi nhận chi phí khi nó phát sinh là một yêu cầu cần thiết.

- Trên bảng thanh toán lương công ty gộp luôn cả phần BHXH, BHYT vào một mục và khi hạch toán sẽ cho hai khoản này vào một định khoản chứ không tách riêng thành TK 3383,3384 mà thực tế công ty chỉ theo dõi tổng hợp trên TK 338 (theo thiết kế tài khoản của phần mềm kế toán mà doanh nghiệp đặt), mặc dù nó không đúng theo chế độ quy định nhưng theo em nghĩ công ty hạch toán như vậy có thể xem là hợp lý bởi những khoản này chỉ nộp cho một cơ quan quản lý nó, và trong hạch toán chi phí không cần thiết phải tách ra.

- Khoản lương của chủ nhiệm công trình hạch toán như chi phí nhân viên quản lý tại trụ sở chính của công ty và chi phí này của tháng nào được kết chuyển hết trong tháng đó để xác định kết quả kinh doanh ngay trong tháng theo chi phí và doanh thu của bộ phận thiết kế. Như vậy công ty đã không tuân thủ hạch toán chi phí này vào chi phí sản xuất chung cho chi phí của nhân viên quản lý công trình. Về bản chất chi phí là không đúng, tuy nhiên ở công ty một nhân viên có thể là chủ nhiệm của nhiều công trình trong cùng một khoảng thời gian, công ty có thể đã vận dụng tính chất trọng yếu trong kế toán mà để khoản lương này vào chi phí cùng bộ phận thiết kế bởi lương của một chủ nhiệm công trình chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành công trình, lại phải phân bổ cho các công trình thì tỷ trọng này càng bé, đồng thời chi phí với doanh thu hàng tháng của bộ phận thiết kế công ty cũng có một tỷ lệ khá cao, hạch toán như vậy theo em có thể xem là hợp lý với khoản lương này.

- Như đã nói ở phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán công ty đã hạch toán vào khoản mục chi phí này về chi phí bảo hộ cho nhâ công tại công trường.

- Với khoản mục chi phí này kế toán có thể tập hợp nhiều hoá đơn có giá trị nhỏ để lập một phiếu chi để nhập dữ liệu vào máy do đó khó theo dõi các khoản riêng biệt này khi xem thông tin trên máy.

- Theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp phải hạch toán khoản trích BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp vào chi phí sản xuất chung nhưng doanh nghiệp lại hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp.

* Về nhập dữ liệu vào máy:

- Đối với kế toán phần chi phí sản xuất và tính giá thành đã hạch toán được chi phí cho từng công tình riêng, tuy nhiên phần diễn giải của các chứng từ là không cụ thể đối với từng khoản chi phí (như chi về cát, thép, điện thoại...) do đó để nhận biết nó là chi phí gì thì phải xem lại từ chứng từ gốc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội (Trang 45 - 48)