- Khai thác vật liệu xây dựng.
35Môi trường và điều kiện làm việc
Môi trường và điều kiện làm việc
Ý thức làm chủ của nhân viên.
Tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác
Cơ hội thăng tiến
Triển vọng phát triển của công ty.
Sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân.
Mối quan hệ cấp trên với cấp dưới.
Sự công bằng tronng đối xử
Công tác đào tạo.
Các biến kiểm soát - Giới tính - Trình độ học vấn
- Chức danh nghề gnhiệp - Thâm niên công tác
Mức độ hài lòng công việc
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ lý thuyết các biến cấu thành mức độ hài lòng công việc 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Hệ thống hoá lý luận về sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức. Bước 2: Phân tích các tài liệu thứ cấp của công ty
- Tình hình nhân sự công ty
- Các chính sách đãi ngộ của công ty
- Kinh nghiệm của các đơn vị khác
- Các công trình nghiên cứu khác đã công bố.
Bước 3: Thảo luận nhóm với ban giám đốc công ty và HĐQT
Bước 4: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên. Bước 5: Thiết kế bảng hỏi để phỏng vấn:
- Thiết kế lần 1 - Phỏng vấn thử
- Thiết kế lại để hoàn chỉnh
Bước 6: Tiến hành phỏng vấn, lấy thông tin
Bước 7: Nhập số liệu và xử lý số liệu bảng phần mềm SPSS: Nội dung xử lý số liệu:
- Kiểm định độ tin cậy.
- Đo lường mức độ thoả mãn.
- Kiểm định sự khác biết về mức độ hài lòng đối với công việc theo phân tổ mẫu.
Bước 8: Kết luận và nhận xét từ phân tích, xử lý số liệu Bước 9: Đề xuất các kiến nghị.
2.2.2.2 Nguồn số liệu điều tra
Chúng tôi tiến hành thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn CBCNV qua bảng hỏi đã được xây dựng sau quá trình nghiên cứu định tính. Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường các yếu tố tác động vào sự thoả mãn của nhân viên, đồng thời kiểm tra mô hình lý thuyết đã đặt ra.
Mẫu nghiên cứu: kích thước mẫu là 121 phân tử chiếm 78,06% tổng số CBCNV có mặt tại thời điểm tiến hành điều tra.(155 người)
Để các bảng hỏi trả lời có chất lượng tốt chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn thử 20 người tại văn phòng công ty. Kết quả thu được có một số câu bỏ trống do chưa rõ hoặc câu hỏi mang tính cảm tính, một số bảng hỏi trả lời tuỳ tiện (đánh cho có). Chúng tôi đã hiệu chỉnh các câu hỏi cảm tính, làm rõ hơn các câu hỏi bị bổ trống và tiến hành chèn một số câu hỏi phủ định để kiểm tra lại. Công tác phỏng vấn cũng được phân chia, đối với lực lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng chúng tôi tiến hành phát bảng hỏi và thu lại sau khi họ trả lời hoàn thành. Đối với lực lượng lao động trực tiếp bao gồm công nhân lái máy và bộ phận phục vụ chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp để có thể thu được kết quả chính xác cao.
2.2.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích
Trên cơ sở các số liệu đã được tổng hợp, chúng tôi vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; phương pháp so sánh để đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên đối với từng nhân tố.
Số liệu tổng hợp được tiến hành phân tổ thống kê căn cứ vào kết quả điều tra phỏng vấn theo các tiêu thức giới tính, trình độ học vấn, chức danh nghề nghiệp và thâm niên công tác thông qua các tiện ích của phần mềm tin học ứng dụng SPSS. Từ
việc phân tổ thống kê này sẽ cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm tổ khác nhau, cụ thể hoá bằng những con số và giải thích nguyên nhân, đề xuất giải pháp phù hợp cho từng đối tượng.
Ngoài các phương pháp phân tích thống kê đã nêu ở trên, trong luận văn còn sử dụng phương pháp kiểm định phương sai (ANOVA) để thấy được sự hài lòng khác nhau giữa các nhóm đối tượng mà chúng tôi đã phân tổ, từ đó có thể đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng và cải thiện mức độ hài lòng đối với các biến quan sát đã xây dựng trong từng nhân tố tác động.
CHƯƠNG 3