Mục tiêu của định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề của huyện Điện Bàn

Một phần của tài liệu luận án tốt nghiệp - làng nghề truyền thống (Trang 58 - 59)

Hàng tuần vào các ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật từ năm 2002 đến nay, gia đình ông Dương Ngọc Sang đã tổ chức đón các đoàn khách du lịch 15 – 20 khách đến tham quan, thưởng thức tài biểu diễn và thẩm âm các nhạc cụ cồng chiêng của các dân tộc miền núi. Ngoài ra, các du khách đi lẻ cũng thường xuyên ghé thăm và mua sắm tại làng nghề.

Chương 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÚC ĐỒNG PHƯỚC KIỀU TẠI HUYỆN

ĐIỆN BÀN

3.1 Cơ sở của giải pháp

3.1.1 Mục tiêu của định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề của huyện Điện Bàn huyện Điện Bàn

- Phấn đấu nâng cao tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành CN–TTCN hàng năm đạt từ 27-30%, để đạt được giá trị toàn ngành đến năm 2010 là 3500 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế huyện là 60 – 70%.

- Thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm lao động nông thôn với đa số là lao động nữ.

- Góp phần quan trọng vào sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp, phấn đấu đến năm 210 tỷ lệ lao động Công - nghiệp - Thương mại - Dịch vụ từ 70 – 80% trong cơ cấu lao động toàn huyện.

- Khôi phục các làng nghề truyền thống có khả năng cạnh tranh cao và phát triển các làng nghề mới gắn với du lịch và bảo vệ môi trường bền vững.

- Góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh;

- Hướng dẫn và hỗ trợ pháp lý cho các làng nghề truyền thống hình thành các tổ chức, hiệp hội phù hợp để liên kết các hộ làm nghề trong làng nghề .

- Tiếp tục xây dựng và trình phê duyệt các dự án đầu tư phát triển làng nghề tranh thủ nguồn vốn mục tiêu đầu tư phát triển hạ tầng, đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu luận án tốt nghiệp - làng nghề truyền thống (Trang 58 - 59)