Giá trị sản xuất và doanh thu củacác hộ sản xuất tại làng đúc đồng Phước Kiều

Một phần của tài liệu luận án tốt nghiệp - làng nghề truyền thống (Trang 55 - 57)

Chính từ những hạn chế nhất định về sản phẩm như: sản phẩm có những khuyết tật, kém hơn so với những sản phẩm của những làng nghề khác cùng nhóm ngành, hơn nữa hiện nay trên thị trường nhiều sản phẩm từ nơi khác như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng xuất hiện với mẫu mã như sản phẩm của làng đúc nhưng giá thành lại rẻ hơn nên làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm tại làng nghề còn yếu.

Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường bị thu hẹp, sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, nhiều hợp đồng phải hủy bỏ. Trong những năm qua thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa và một số nước lân cận, chưa được mở rộng sang nhiều nước khác. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu, bị bế tắc khiến cho nguy cơ mất thị trường truyền thống ngày càng hiện hữu.

2.4.4 Giá trị sản xuất và doanh thu của các hộ sản xuất tại làng đúc đồng Phước Kiều đồng Phước Kiều

Trong những năm đổi mới Đảng và Nhà Nước có quan tâm đến sự phát triển làng nghề nên những làng nghề thích nghi được thì sản phẩm làm ra phù hợp nhu cầu thị trường trở nên phát triển mạnh mẽ. Còn những làng nghề nghề nổi tiếng một thời những trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế mới không nắm bắt kịp thời dẫn đến tinh trạng suy vong có khả năng mất đi. Một ví dụ điển hình do nhu cầu trên thị trường ít đi và nguyên liệu đầu vào khan hiếm dần từ đó làng nghề gặp nhiều khó khăn không thể khôi phục được sản xuất như làng dệt chiếu Cẩm Nê, làng đan lát tre Yến Nê ở thành phố Đà Nẵng.

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều trong những năm gần đây đang có xu hướng thu hẹp về qui mô nhưng giá trị sản xuất của làng nghề vẫn tăng nhưng rất chậm. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9: Giá trị sản xuất của các cơ sở trong thời gian qua

Năm Đơn vị 2006 2007 2008 2009 GTSX của Huyện Tỷ đồng 2.797,52 3.374,50 4.092,03 4.792,19 GTSX CN-TTCN của Huyện đồngTỷ 1.498,30 1.960,63 2.514,95 3.018,00 GTSX của làng Triệu 1.565 2.200 2.750 3.100

nghề đồng

(Nguồn: Phòng thống kê Điện Bàn) Giá trị sản xuất của làng nghề năm 2006 là 1.565 triệu đồng, năm 2007 là 2.200 triệu đồng tăng 635 triệu đồng so với năm 2006; năm 2008 là 2.750 triệu đồng tăng 550 triệu đồng so với năm 2007 và năm 2009 giá trị sản xuất của làng là 3.100 triệu đồng tăng 350 triệu đồng so với năm 2008. Giá trị sản xuất tại làng nghề tuy có tăng hàng năm nhưng ta thấy tốc độ tăng lại đang giảm dần. Trong khi đó GTSX CN-TTCN và GTSX của toàn huyện đều tăng mạnh.

Bảng 2.10: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (Đvt: Triệu đồng)

Năm Doanh thu

2006 2.500

2007 3.170

2008 3.510

2009 4.002

(Nguồn: Khảo sát thực tế tại làng nghề)

Nhìn chung doanh thu của làng đúc Phước Kiều tăng qua các năm, năm 2006 doanh thu là 2,5 tỷ đồng; năm 2007: 3,17 tỷ đồng; năm 2008: 3,517 tỷ đồng và năm 2009 là 4,002 tỷ đồng. trong đó, cơ sở sản và kinh doanh của nghệ nhân Dương Ngọc Thắng chiếm khoảng 40% doanh thu tiêu thụ sản phẩm của làng. Doanh thu có tăng nhưng điều đó không có nghĩa là làng đúc đang phát triển. Doanh thu năm 2009 nhiều hơn năm 2006 là 1,502 tỷ đồng. Nhưng do tác động của khủng hoảng kinh tế trên thế giới và lạm phát nên giá trị của đồng tiền vào năm 2006 và năm 2009 là khác nhau, ta không thể chỉ nhìn vào con số mà có thể khẳng định được làng đúc có phát triển hay không, mà điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố khác nữa.

Đời sống nhân dân trong làng cũng có nhiều bước cải thiện đáng kể, kinh tế xã hội đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên doanh thu vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của làng nghề. Ngoài công ty trách nhiệm hữu hạng làng đúc Phước Kiều của nghệ nhân Dương Ngọc Thắng thì các cơ sở khác hoạt động vẫn còn yếu, doanh thu thấp. Có thể nhận thấy một trong những nguyên nhân đó là: chưa có cách phân phối hợp lý để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, hoạt động quản lý kinh doanh còn non trẻ, chưa tìm

kiếm được những hợp đồng xuất khẩu lớn, các cơ sở ở làng đúc chủ yếu làm ra sản phẩm và tiêu thụ tại chổ, hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chưa có.

Một phần của tài liệu luận án tốt nghiệp - làng nghề truyền thống (Trang 55 - 57)