Mối quan hệ giữa làng đúc đồng Phước Kiều với phát triển du lịch

Một phần của tài liệu luận án tốt nghiệp - làng nghề truyền thống (Trang 57 - 58)

lịch

Một trong những hướng phát triển của làng nghề Việt Nam là gắn kết du lịch - làng nghề. Không nằm ngoài định hướng đó, một chủ trương quan trọng của Quảng Nam nói chung và Điện Bàn nói riêng hiện nay là đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, xem du lịch là một thế mạnh của địa phương để thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế khác phát triển. Với xu hướng tìm đến những giá trị văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc của thế giới như hiện nay thì làng nghề, nhất là những làng nghề truyền thống sẽ là điểm đến lý tưởng trong quần thể các di tích lịch sử văn hoá của địa phương thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, mang lại nguồn lợi kinh tế cho làng nghề thông qua các giá trị văn hoá của làng nghề. Khi khách du lịch tìm đến với làng nghề ngày càng nhiều thì đây là nhịp cầu quan trọng đưa sản phẩm làng nghề đến với khách hàng và là một điều kiện rất thuận lợi để quảng hình ảnh của làng nghề, địa phương hiệu quả, nhanh chóng, rộng rãi nhưng lại tiết kiệm chi phí nhất. Hơn nữa làng đúc Phước Kiều nằm sát quốc lộ 1A, trên trục đường nối liền 2 di sản văn hoá thế giới là Hội An và Mỹ Sơn, cùng lợi thế cạnh dòng sông Thu Bồn chính là điều kiện hết sức thuận lợi để nơi đây phát triển về du lịch.

3/2006, nhà trưng bày sản phẩm làng đúc đồng Phước Kiều nằm trên quốc lộ 1A đã hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2007. Mục đích ra đời của nhà trưng bày không ngoài việc quảng bá những sản phẩm của làng đến với du khách. Khách du lịch dừng chân qua nơi này có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm để chiêm ngưỡng mà không phải tìm đến tận nơi sản xuất hay vào những cơ sở kinh doanh khi mà họ chỉ muốn ngắm nhìn chứ chưa muốn mua. Hoặc đến tận các cơ sở để tận mắt xem những bàn tay nghệ nhân thao tác những sản phẩm làng nghề.

Trong những năm qua làng đúc đồng Phước Kiều đã trở thành điểm thăm quan mà du khách trong và ngoài nước không thể bỏ qua. Đặc biệt, trong tháng 10/2006 làng đúc đồng Phước Kiều đã được Tổng cục Du lịch chọn làm địa điểm tham quan của các Bộ trưởng Du lịch tham gia hội nghị APEC 2006.

Nhân dịp “Tuần Văn hóa - Du lịch Quảng Nam hướng đến 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, tỉnh Quảng Nam cũng đã giới thiệu đến người dân Thủ đô và bạn bè khắp nơi

một số sản phẩm văn hóa độc đáo của Xứ Quảng, trong đó có biểu diễn kỹ thuật đúc đồng và thẩm âm của làng nghề đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn).

Hàng tuần vào các ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật từ năm 2002 đến nay, gia đình ông Dương Ngọc Sang đã tổ chức đón các đoàn khách du lịch 15 – 20 khách đến tham quan, thưởng thức tài biểu diễn và thẩm âm các nhạc cụ cồng chiêng của các dân tộc miền núi. Ngoài ra, các du khách đi lẻ cũng thường xuyên ghé thăm và mua sắm tại làng nghề.

Chương 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÚC ĐỒNG PHƯỚC KIỀU TẠI HUYỆN

ĐIỆN BÀN

Một phần của tài liệu luận án tốt nghiệp - làng nghề truyền thống (Trang 57 - 58)