ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.2.1. Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động ngân hàng và theo quyết định số 68/QĐ-NH ngày 10/08/1993 của Tổng Giám đốc NHNT; NHNT Huế được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993. Sự ra đời của NHNT Huế đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Với số lượng cán bộ lúc đầu chỉ có 8 người, cũng như những doanh nghiệp khác, NHNT Huế không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong việc phát triển khách hàng. Tuy nhiên, với uy tín của ngân hàng mẹ là NHNT, một ngân hàng hàng đầu trong hoạt động đối ngoại, nên NHNT Huế đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ thương hiệu này. Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy tiềm năng của thị trường còn rất lớn nên ngày 6/10/2001 NHNT Huế đã khai trương chi nhánh cấp II Quảng Bình để tạo thuận lợi cho các khách hàng trên thị trường này trong việc giao dịch.
Trải qua 13 năm hoạt động (từ năm 1993 đến năm 2006), với sự đồng tâm nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên, NHNT Huế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, số lượng cán bộ, nguồn vốn cũng như lợi nhuận của NHNT Huế đều tăng qua mỗi năm.Với dự án hiện đại hoá NHNT, NHNT Huế đã không ngừng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Với phong cách phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình, lịch sự, bảo mật; NHNT Huế ngày càng xây dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
NHNT Huế là NHTM QD hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng đối với tất cả các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện thương mại, dịch vụ, du lịch…góp phần phát triển sản xuất, lưu thông, ổn định tiền tệ. NHNT Huế thực hiện hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính và có các dịch vụ chủ yếu sau:
- Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm Đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Thanh toán xuất nhập khẩu.
- Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh. - Bảo lãnh và tái bảo lãnh.
- Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn...
- Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank - Visa Card, Vietcombank - Master Card, Vietcombank - American Express (sử dụng trong và ngoài nước, rút tiền mặt trên máy VCB-ATM) và thẻ ATM-Connect 24 (sử dụng trong nước)…
- Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Master Card, American Express, JCB và Diners Club.
- Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram... - Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính.
- Dịch vụ E-banking, Home Banking.
Với những sản phẩm dịch vụ hiện có và với những sản phẩm dịch vụ mới dự kiến sẽ cung cấp trong tương lai, NHNT Huế hứa hẹn sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của khách hàng, sẵn sàng mang lại sự tiện dụng cho một cuộc sống hiện đại.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại NHNT Huế
a. Về bộ máy quản lý - Giám đốc
Là người đứng đầu chi nhánh và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của chi nhánh. Giám đốc có quyền ra các quyết định trong phạm vi phân theo qui định của NHNT và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHNT, đồng thời chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật Nhà nước.
Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng quan hệ khách hàng Phòng tổng hợp Phòng giao dịch số 1 Phòng giao dịch số 2 (Morin) Phòng quản lý rủi ro Phòng kinh doanh dịch vụ Phòng kế toán và quản lý nợ Phòng thanh tóan quốc tế Phòng ngân quỹ
P.kiểm tra nội bộ
: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
- Phó giám đốc 1
Là người giúp việc cho giám đốc, theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và giải quyết các công việc liên quan đến mảng hoạt động dịch vụ và kế toán. Phó giám đốc quản lý các bộ phận sau: Phòng kế toán, Phòng kinh doanh dịch vụ, Phòng ngân quỹ, Phòng giao dịch số 1, Phòng giao dịch Morin.
- Phó Giám đốc 2
Là người giúp việc cho giám đốc, theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền, trực tiếp phụ trách Phòng quản lý rủi ro.
b. Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban b1. Phòng Quan hệ khách hàng
Chức năng:
Phòng Quan hệ Khách hàng (QHKH) có chức năng phát triển kinh doanh, củng cố và mở rộng quan hệ có hiệu quả đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân nhằm đạt được mục tiêu mở rộng thị phần và bán các sản phẩm dịch vụ của NHNT như kế hoạch đã đề ra.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Tiếp thị và bán sản phẩm, dịch vụ; bao gồm:
+ Xác định thị trường mục tiêu, chiến lược thị trường (ngành/lĩnh vực, khu vực địa lý, nhóm khách hàng) để cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Lập kế hoạch quan hệ với từng khách hàng: xác định nhu cầu của khách hàng; nội dung, loại sản phẩm, dịch vụ sẽ cung cấp đến khách hàng;
+ Đầu mối thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu liên quan đến khách hàng, thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng nhằm giữ khách hàng và bán chéo sản phẩm.
- Quản lý và phát triển hiệu quả mối quan hệ với khách hàng; bao gồm:
+ Là đầu mối giải quyết các nhu cầu thực tế của khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ Ngân hàng cung ứng, bao gồm cả khách hàng tiền gửi, khách hàng vay, khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu, khách hàng mua bán ngoại tệ...đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chuyên biệt về sản phẩm của NHNT để cụ thể hoá các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện kế hoạch khách hàng và giải quyết thoả đáng các nhu cầu của khách hàng.
+ Thường xuyên nghiên cứu thị trường, rà soát tình hình thực hiện kế hoạch khách hàng để nắm bắt các cơ hội cho NHNT và đưa vào kế hoạch khách hàng nếu phù hợp nhằm tối ưu hoá chất lượng dịch vụ ngân hàng tới khách hàng.
- Chịu trách nhiệm phối hợp với tất cả các phòng ban trong nội bộ Chi nhánh để cung ứng các sản phẩm khác ( ngoài sản phẩm tín dụng) đến khách hàng với chất lượng cao nhất.
- Tham gia xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Phó tổng Giám đốc/Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng hoặc Giám đốc chi nhánh phân công.
b2. Phòng Quản lý rủi ro Chức năng:
Phòng Quản lý rủi ro có chức năng phân tích, đánh giá rủi ro và giám sát mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được.
Nhiệm vụ cụ thể:
+ Soạn thảo chính sách quản lí rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ bao gồm việc xác định tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp; xác định tỷ lệ nợ xấu tối đa có thể chấp nhận được; Cảnh báo các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư cần hạn chế…
+ Tổ chức đánh giá định kỳ chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm đề xuất chỉnh sửa kịp thời các nội dung hoặc chỉ tiêu cần thiết.
- Quản lí danh mục đầu tư; bao gồm:
+ Tổ chức giám sát thường xuyên danh mục đầu tư tín dụng nhằm đảm bảo dư nợ theo từng nhóm khách hàng, theo lĩnh vực/mặt hàng đầu tư, theo cơ cấu thời hạn vay... không vượt quá tổng mức giới hạn đã được phê duyệt.
+ Kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro, nhóm khách hàng/ mặt hàng/ lĩnh vực đầu tư có vấn đề, đề xuất điều chỉnh giới hạn tín dụng đối với các khoản mục cho là cần thiết.
+ Đánh giá định kỳ kết quả áp dụng Hệ thống xếp hạng doanh nghiệp đồng thời đề xuất các biện pháp áp dụng phù hợp.
- Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng Đánh giá mọi loại rủi ro trong giao dịch tín dụng với khách hàng, bao gồm đánh giá tính pháp lý và tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng khoản cấp tín dụng; thẩm định và định giá TSBĐ (nếu có); thẩm định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng…
- Tham gia quy trình phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề.
+ Là phòng/bộ phận đầu mối chuẩn bị tài liệu và thu xếp thực hiện quy trình phê duyệt tín theo quy định, soạn thảo các hợp đồng và giám sát quá trình ký kết Hợp đồng theo quy định.
+ Thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ rút vốn, phối hợp cùng phòng Quản lý nợ và các phòng tác nghiệp có liên quan thực hiện giải ngân cho khách hàng.
+ Giám sát phòng QHKH trong việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng; Phối hợp cùng phòng QHKH và QLN phát hiện kịp thời các dấu hiệu có rủi ro liên quan đến khoản cấp tín dụng và cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp.
+ Trực tiếp theo dõi và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề, gặp khó khăn kéo dài.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Phó tổng giám đốc/Giám đốc khối rủi ro tại HSC, Giám đốc Chi nhánh phân công
b3. Phòng Tài chính kế toán
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng. Thực hiện việc kiểm soát lưu trữ, bảo quản, bảo mật các lọai chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của Nhà nước.
- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp thuế, trích lập quản lý và sử dụng các quỹ, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ của Nhà nước.
- Quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến số liệu trên hệ thống, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, đảm bảo lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn, đảm bảo các khỏan cấp tín dụng đều tuân thủ nghiêm ngặt các bước quy định trong Quy trình tín dụng.
b4. Phòng Tổng hợp
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu phù hợp (kỳ hạn, loại tiền…) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định…; tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc điều hành nguồn vốn;
- Đề xuất các chính sách, biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển tín dụng của chi nhánh và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp
phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng vốn; trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ với khách hàng theo quy định.
- Đầu mối tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây dựng chính sách Marketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất, chính sách phát triển dịch vụ của chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm.
- Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi nhiệm vụ của Phòng.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn); quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh.
b5. Phòng Thanh toán quốc tế
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với khách hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu, tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn phương thức thanh toán xuất nhập khẩu phù hợp.
b6. Phòng Dịch vụ khách hàng
- Đây là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ của ngân hàng như: mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, phát hành và thanh toán thẻ Connect 24, MasterCard, VisaCard, JCB, American Express...
- Trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch đối với khách hàng về mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng;
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, đúng đắn của các giao dịch, đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của Ngân hàng và khách hàng; thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đúng thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.
- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng;
- Thực hiện việc quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật và cung cấp) thuộc nhiệm vụ của phòng và lập các báo cáo nghiệp vụ theo quy định;
b7. Phòng Giao dịch số 1 và Phòng Giao dịch Morin
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ (huy động vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng).
- Lập kế hoạch, chương trình, biện pháp, tiến độ và chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao.
b8. Phòng Ngân quỹ
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc, đá quý; các tài sản do khách hàng gửi giữ hộ,…)
- Phối hợp chặt chẽ với phòng Dịch vụ khách hàng thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy, phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng giao dịch một cửa.
- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc về các biện pháp và thực hiện đúng quy trình quản lý về kho, quỹ; áp dụng các biện pháp và chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Ngân hàng và khách hàng.
- Theo dõi, tổng hợp, lập và gửi các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
b9. Phòng Hành chính Nhân sự
- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực