ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
- Giao thông vận tải
Thừa Thiên Huế có vị trí trung tâm Việt Nam, đường Quốc lộ lA và đường sắt quốc gia xuyên suốt chiều dài của tỉnh, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa ra Bắc vào Nam. Hệ thống đường nội bộ tỉnh đảm bảo giao thông giữa các huyện, giữa huyện với thành phố. Bằng đường bộ, hàng hóa được vận chuyển từ Thái Lan, Lào đến tỉnh và ngược lại qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cách trung tâm thành phố Huế 150 km. Sân bay Phú Bài cách thành phố Huế 15 km về phía Nam, có khả năng đón các loại máy bay lớn như Airbus A-320, Boeing 737. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế 12 km, đảm bảo cho tàu có trọng tải 2.000 tấn cập cảng. Cảng n-
ước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49km về phía Nam, đã được xây dựng xong, có thể đón tàu trọng tải tới 70.000 tấn. Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cầu Tư Hiền, Cầu Trường Hà kết nối Huế với thành phố Đà Nẵng. Quốc lộ 49 dẫn vào biên giới phía tây nối với Lào, hứa hẹn một tiềm năng về đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng hoá. Với hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không nêu trên và từng bước được nâng cấp, mở rộng sẽ thuận lợi cho các dự án FDI trong việc vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, các dự án đầu tư tại Thừa Thiên Huế nếu sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc sản xuất hàng hoá xuất khẩu hay mở rộng tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh khác thì chi phí vận chuyển khá cao.
- Điện năng
Tỉnh có mạng lưới đường dây tải điện nối với điện lưới 110KV và đường dây 500KV, đảm bảo cung cấp điện ổn định và chất lượng cao. Ngoài nguồn điện quốc gia, tỉnh còn có nhà máy điện diezel Ngự Bình, có công suất 6.640 KW để dự phòng. Nhà máy thuỷ điện Bình Điền, thuỷ điện Hương Điền tổng công suất 98MW, tổng sản lượng 373 triệu Kwh/năm đang xây dựng và sẽ vận hàng vào năm 2008, sẽ cung cấp nguồn điện dồi dào cho tỉnh Thừa Thiên Huế, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh của các dự án, đồng thời đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa để khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác, các dự án thuỷ điện này cũng góp phần làm giảm lũ cho thành phố Huế và vùng hạ du mà hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các DN.
- Cấp thoát nước
Công ty cấp thoát nước Thừa Thiên Huế đã trải qua 100 năm hoạt động. Tổng công suất có thể cung cấp lên 65.000 m3/ngày đêm. Mạng lưới đường ống được cải tạo và mở rộng đến tận thị trấn Phú Bài (huyện Hương Thủy), cảng Thuận An và các xã vùng ven của thành phố Huế. Chất lượng nước máy đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia, sử dụng nước máy trong sản xuất và sinh hoạt theo thời lượng 24 giờ/ngày. Hiện nay, Công ty cấp thoát nước Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị đầu tư để mở rộng công suất lên 125.000m3/ngày-đêm đến năm 2010 và 185.000m3/ngày-
đêm đến năm 2020, nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt. Có nước sản xuất và sinh hoạt về đến nông thôn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ,.. ngày càng phát triển. Do đó, các ngành nông lâm nghiệp có thêm điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư. Tuy nhiên, đến nay nước máy chỉ đáp ứng khoảng 85% nhu cầu cấp nước của thành phố và 60% vùng phụ cận. ở nông thôn có nhiều vùng dân cư chưa được sử dụng nước máy. Thực tế trên đây là một khó khăn đối với việc đẩy mạnh đầu tư nói chung và thu hút vốn đầu tư nói riêng.
- Bưu chính viễn thông
Các nhà đầu tư đến Thừa Thiên Huế có thể yên tâm về vấn đề liên lạc qua mạng lưới Bưu chính viễn thông với mọi nơi trên thế giới. Ngành Bưu điện đã đầu tư trang bị lại các thiết bị viễn thông hiện đại, có tổng đài trung tâm ALCATEL 1000E10 và các tổng đài vệ tinh với dung lượng lắp đặt toàn tỉnh là 13.552 số. Các dịch vụ bưu điện như fax, bưu phẩm phát nhanh EMS, dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động VMS,... sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Cùng với Đài phát thanh truyền hình địa phương, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế phục vụ kịp thời cho yêu cầu chuyển tải thông tin trong nước và quốc tế của doanh nghiệp, của nhà đầu tư nước ngoài.
- Tài chính, tín dụng
Hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển. Đến nay, ngoài NHNN làm nhiệm vụ quản lý, 4 chi nhánh NHTM QD (Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) còn có sự hiện diện của 10 NHTM CP đang hoạt động... Các ngân hàng đang từng bước hiện đại hóa, tiếp cận với công nghệ ngân hàng quốc tế, sẵn sàng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài chuẩn bị hoạt động tại Việt Nam theo các cam kết hội nhập. Điều đó, sẽ thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài thực hiện giao dịch qua ngân hàng nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng chính sách xã hội là những tổ chức tài chính, tín dụng Nhà nước, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và dân cư phát triển sản xuất trong mối quan hệ hỗ tương.
- Tình hình các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Hiện nay, Thừa Thiên Huế có 5 khu công nghiệp (viết tắt KCN), tiểu khu công nghiệp được phân bố đều theo chiều dài của tỉnh: ở phía Bắc thành phố Huế có KCN Tứ Hạ, tiểu KCN Hương Sơ; ở phía Nam có KCN Phú Bài và KCN Chân Mây với tổng diện tích qui hoạch khoảng 848ha; ở phía Đông có tiểu KCN Phú Thứ. Các khu công nghiệp, tiểu khu công nghiệp này đã được quy hoạch, đầu tư hạ tầng là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lựa chọn để xây dựng nhà máy, mà không phải lo đến các vấn đề điện, nước, di dời sau này.
- Nguồn nhân lực
Với dân số hơn 1 triệu người, chiếm 1,4% dân số cả nước; trong đó, trong độ tuổi lao động 600.000 người chiếm 60% dân số. Toàn tỉnh có 100.000 chuyên viên khoa học và công nghệ, trong đó khoảng 25.000 là công nhân kỹ thuật chiếm 25%, 12.500 người có trình độ đại học, cao đẳng và khoảng hơn 1.000 người có trình độ sau đại học. Đại học Huế đào tạo đa ngành với 7 trường đại học thành viên và các Trung tâm nghiên cứu khoa học (gồm 70 chuyên ngành đào tạo đại học, 53 ngành đào tạo thạc sĩ, 16 ngành đào tạo tiến sĩ), với trên 1.250 cán bộ giảng dạy. Như vậy, có thể nói các nhà đầu tư có thể yên tâm khi thực hiện đầu tư các DA tại Thừa Thiên Huếcó nhu cầu sử dụng nhiều lao động [41].